Thứ Năm, 14/11/2024, 14:47

Sàn thương mại điện tử EI Industrial đổi tên thành Halana

Xem thêm

Nền tảng thương mại điện tử dành cho ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng EI Industrial vừa đổi tên thành Halana.

Dù chỉ là tân binh, đại diện Halana biết nền tảng đã có những bứt phá đáng nể sau gọi vốn. Đơn vị sẽ tiếp tục mục tiêu tăng trưởng trung bình 40% mỗi tháng trong năm 2022 cùng với tầm nhìn đến 2025 trở thành công ty dẫn đầu thị trường thương mại điện tử B2B Việt Nam.

Sàn thương mại điện tử EI Industrial đổi tên thành Halana

EI Industrial là nền tảng thương mại điện tử B2B, tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất và xây dựng. Không chỉ giúp doanh nghiệp mua và bán vật tư MRO, máy móc công nghiệp, thiết bị, phụ tùng, linh kiện… một cách thuận tiện, nền tảng còn hỗ trợ khách hàng số hóa quy trình mua hàng bằng phần mềm quản lý thu mua.

Thành lập năm 2019, tới nay EI Industrial đã phát triển nhanh chóng về quy mô nhân sự, mức độ đa dạng ngành hàng và mở rộng đối tượng khách hàng. Trong đó, phần lớn các khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới như Esquel Group, Heineken, Toshiba, Olam, Aqua, Oishi, Wahl, Central Group…

Công ty cũng cộng tác với hơn 400 doanh nghiệp là các nhà cung cấp quy mô toàn cầu như Schneider Electric, Bosch, Honeywell, 3M… cung ứng cho thị trường hơn 500.000 mặt hàng với 20 ngành hàng đa chủng loại từ máy móc công nghiệp, thiết bị và phụ tùng điện, các dụng cụ cầm tay, đèn Led, thiết bị và dụng cụ kho xưởng, phụ kiện ngành gỗ, nội thất, xây dựng, máy móc và vật tư ngành may, văn phòng phẩm và thiết bị văn phòng…

Sau một thời gian chuyển đổi sang mô hình sàn thương mại điện tử B2B, và được sự hỗ trợ tư vấn chiến lược từ các quỹ đầu tư quốc tế CoCoon Capital, Beenext, EI Industrial cho biết đã xây dựng chiến lược kinh doanh mới với bước đi đầu tiên là tái định vị thương hiệu, công bố nhận diện thương hiệu mới. Theo đó, Halana được lựa chọn là tên gọi mới của sàn thương mại điện tử B2B EI Industrial.

Ông Hồ Phi Ân (Anthony Ho), nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Cổ phần EI Industrial chia sẻ, Halana lấy cảm hứng từ tên gọi từ quê hương của ba nhà sáng lập – Hà Lan A – một địa danh thuộc Đăk Lăk. Cái tên đó thể hiện cho tinh thần dám chấp nhận thử thách và vươn lên ngay cả từ nơi gian khó như chính ý chí của người dân Hà Lan A. “Đây cũng chính là giá trị mà chúng tôi muốn xây dựng từ văn hóa doanh nghiệp đến các hoạt động của mình, luôn mang trong mình tinh thần khởi nghiệp, sẵn sàng đặt những mục tiêu cao hơn để đem đến những giá trị lớn nhất cho doanh nghiệp”, ông Hồ Phi Ân cho hay.

Sàn thương mại điện tử EI Industrial đổi tên thành Halana - 1

Logo của Halana vẫn là con ốc vít – biểu trưng của ngành công nghiệp nhưng đã được cách điệu với các đường nét đơn giản và khỏe khoắn hơn. Phần đuôi của biểu tượng lấy cảm hứng từ chữ S vừa mang ý nghĩa nguồn cội Việt Nam, vừa thể hiện mục tiêu kết nối chuỗi cung ứng của Halana. Các nét ngang trong tên thương hiệu được thay thế bằng các nét ngắn và cách điệu bên trong chữ A tạo thành các ngọn núi, tượng trưng tinh thần quyết tâm của doanh nghiệp, luôn đặt mình trong vị thế của người leo núi với quyết tâm và khát khao chinh phục những mục tiêu mới, vươn tới sự hoàn hảo trong mọi hoạt động, dịch vụ, sản phẩm của mình. Điều này cũng được ẩn dụ qua cách sử dụng font chữ trong logo, mạnh mẽ với nhiều nét đậm nhưng cũng linh hoạt với đường nét bo tròn nhẹ nhàng. Sự kết hợp giữa hai màu vàng và xanh dương trong logo cũng khiến nhận diện trở nên hiện đại, mang ý nghĩa của thịnh vượng và phát triển.

Sàn thương mại điện tử EI Industrial đổi tên thành Halana - 2

Ông Hồ Phi Ân khẳng định, Halana là một thương hiệu mới nhưng mang nhiều tham vọng. Sự tác động của Covid-19 đã giúp công ty nhìn ra điểm yếu của nền công nghiệp Việt Nam khi chưa có sự kết dính với nhau, các quy trình thu mua cũ kỹ kéo dài thời gian và nhiều giấy tờ dẫn đến sự đứt gãy của chuỗi cung ứng khi dịch bệnh diễn ra và làm gián đoạn các hoạt động sản xuất.

Vì vậy, ở giai đoạn phát triển mới này, Halana xác định rõ mục tiêu tạo ra một nền tảng để kết nối chuỗi cung ứng, và thiết lập thói quen thu mua mới của doanh nghiệp thông qua các giải pháp số hóa cho nền công nghiệp. Với triết lý “Cộng hưởng để thành công”, bằng công nghệ, nền tảng sẽ là chất kết dính để ghép nối các thành phần trong nền công nghiệp sản xuất. “Ở dó, mọi khách hàng, đối tác đến với Halana sẽ đều Grow with us – Lớn mạnh cùng chúng tôi, và cùng chúng tôi xây dựng một cộng đồng công nghiệp vững mạnh và xa hơn là thúc đẩy sự hòa nhập của công nghiệp Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Ân cho hay.

Thông qua việc thay đổi nhận diện, Halana cũng cho ra mắt tên miền website www.Halana.vn và giao diện homepage mới cùng chính sách khách hàng (loyalty) phân cấp rõ ràng. Ông Ân cho rằng, việc thay đổi toàn diện này không chỉ giúp Halana tiếp cận với các doanh nghiệp tốt hơn mà còn là bước đầu cho việc thực hiện cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Thực tế, trải qua quá trình hoạt động, thông qua công nghệ, Halana không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp có thêm công cụ mà có thêm không gian để tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng. “Chúng tôi tin rằng với các giải pháp không ngừng cải tiến, khách hàng và đối tác của Halana có thể quên đi quy trình giấy tờ phức tạp, việc thu mua hàng nghìn mã vật tư khác nhau từ hàng trăm nhà cung cấp sẽ trở nên dễ dàng và đơn giản giống như bạn đặt một chiếc áo yêu thích trên các nền tảng B2C thông thường”, đại diện Halana nhận định.

Sau vòng đầu tư hạt giống và nhận được 670.000 USD từ Cocoon Capital và Beenext vào cuối năm 2021, Halana đã có những cải tổ và bứt phá nhanh chóng. Chỉ trong ba tháng đầu năm, nền tảng đã tăng gấp đôi số lượng khách hàng, đưa con số lên hơn 1.000 doanh nghiệp, phủ sóng 43 khu công nghiệp trên cả nước. Trong năm 2022, Halana cũng đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình 40% mỗi tháng và ước tính GMV (tổng giá trị hàng hoá) dự phóng đạt hơn 20 triệu USD và tầm nhìn đến 2025 sẽ trở thành công ty dẫn đầu thị trường thương mại điện tử B2B Việt Nam và từng bước tiếp cận và phục vụ cho hàng triệu khách hàng doanh nghiệp Đông Nam Á và xa hơn là châu Á với GMV kỳ vọng có thể lên đến 1,4 tỷ USD một năm.

(Nguồn và ảnh: Halana)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.

Bài viết mới