Thứ Sáu, 03/05/2024, 0:39

Livestream bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, một cá nhân bị phạt 31 triệu đồng

Xem thêm

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà T.L.Q.T số tiền 31.000.000 đồng vì kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ trên môi trường Internet.

Trước đó, để tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ban hành Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, giai đoạn 2021-2025.

Qua thời gian theo dõi, ngày 20/6/2023, Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với Hộ kinh doanh T.L.Q.T kinh doanh tại địa chỉ 135 Duy Tân, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Tại thời điểm kiểm tra Đoàn kiểm tra phát hiện bà Thi đang sử dụng mạng xã hội Facebook có địa chỉ http://www.facebook.com/Quynhthy816868 để livestream, chốt đơn và bán hàng, tại đây đoàn kiểm tra đã tạm giữ 111 đơn vị hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu CHANEL, LV, GUCCI, DIOR, HERMES đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Quynh Thi Livestream

6_Jul_2023_071723_GMT6_Jul_2023_071236_GMTQuynh_Thi_Livestream_1

Sau khi làm việc với đại diện các chủ sở hữu nhãn hiệu tại Việt Nam, so sánh đối chiếu với các dấu hiệu vi phạm, Đội Quản lý thị trường số 2 đã hoàn tất hồ sơ trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Gia Lai ban hành quyết định xử phạt đối với bà T.L.Q.T với tổng số tiền 31.000.000 đồng, buộc tiêu hủy tất cả hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật. 

Mới đây, vào ngày 4/7/2023, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh TẠP HÓA TAM KHÔI với số tiền xử phạt VPHC 20.000.000 đồng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tịch thu tang vật vi phạm gồm 480 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất, buộc tiêu hủy gồm 20 đôi dép nam giả mạo nhãn hiệu adidas sản xuất tại Việt Nam và 25 cái mũ lưỡi trai giả mạo nhãn hiệu adidas không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tổng giá trị tang vật vi phạm hành chính 23.100.000 đồng.

z4489061982174_27c074ab7a8757bdc3e89af88121969a

Trước đó, thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2023 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình được ban hành kèm theo Quyết định số 1489/QĐ-QLTTQB ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình; ngày 21 tháng 6 năm 2023, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 3 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa đối với hộ kinh doanh TẠP HOÁ TAM KHÔI có địa chỉ tại: Thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình do ông Nguyễn Tam Khôi làm chủ hộ kinh doanh.

Kết quả kiểm tra phát hiện cửa hàng của hộ kinh doanh TẠP HOÁ TAM KHÔI kinh doanh 480 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất nhập lậu. Ngoài ra, tại cửa hàng đang trưng bày để bán hàng hóa gồm 20 đôi dép nam gắn nhãn hiệu adidas sản xuất tại Việt Nam và 25 cái mũ lưỡi trai gắn nhãn hiệu adidas không rõ nguồn gốc, xuất xứ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu adidas đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Qua kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với đại diện chủ thể quyền nhãn hiệu ADIDAS tại Việt Nam đã xác định được 20 đôi dép và 25 cái mũ lưỡi trai là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu adidas.

Đội Quản lý thị trường số 3 đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh TẠP HÓA TAM KHÔI về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trình Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết đinh xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh TẠP HÓA TAM KHÔI về các hành vi vi phạm hành chính nêu trên.

Theo Tạp chí SHTT & Sáng tạo – Khánh An

 

 

 

Bài viết mới