Thứ Ba, 15/10/2024, 9:57

Vụ buôn bán keo giả mạo nhãn hiệu Silicone Apollo: Chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an

Xem thêm

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa chuyển toàn bộ hồ sơ kiểm tra và tang vật của vụ việc buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là keo Silicone Apollo có dấu hiệu tội phạm hình sự đến Công an huyện Hoài Đức để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 26/12/2022, Đội QLTT số 14 (Cục QLTT TP Hà Nội) tiến hành kiểm tra đối với 2 cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại thôn Huỳnh Cung (Km số 2 Phan Trọng Tuệ), xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì và ô số 1, lô 8, Khu công nghiệp Lai Xá, Xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội cùng của một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng.

Qua kiểm tra, tại cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại thôn Huỳnh Cung, đoàn kiểm tra đã tạm giữ 250 chai Silicone Apollo mã hàng A500 màu đen (Black) có dung tích 300ml/chai có dấu hiệu bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ Công ty Cổ phần Quốc Huy Anh.

Mở rộng kiểm tra cơ sở kinh doanh tại Khu công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, lực lượng chức năng đã tạm giữ thêm 1.796 chai Silicone Apollo A500 màu trắng sữa; 725 chai Silicone Apollo A500 màu đen; 1.593 chai Silicone Apollo A500 màu trắng trong; 50 chai Silicone Apollo A300 màu trắng trong.

apollp

Toàn bộ số hàng hóa nói trên có dung tích 300ml/chai, có dấu hiệu bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ Công ty Cổ phần Quốc Huy Anh.

Sau quá trình xác minh, Đội Quản lý thị trường số 14 nhận thấy đây là hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, trị giá trên 200 triệu đồng và có dấu hiệu hình sự.

Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, ngày 6/2/2023, Đội QLTT số 14 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc kiểm tra và tang vật đến Công an huyện Hoài Đức để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, vào đầu năm 2023, tại Bình Dương, Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết, chỉ trong 2 ngày đơn vị đã liên tiếp phát hiện 2 vụ kinh doanh silicone giả nhãn hiệu APOLLO dùng trong xây dựng trên địa bàn thành phố Dĩ An với số lượng gần 1.900 chai keo.

Cụ thể, ngày 7/1, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 5 tiến hành kiểm tra địa điểm chứa hàng hóa, địa chỉ tại 32/32 đường D1, khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng hóa nghi vấn có nhãn ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gồm 1.800 chai keo silicone, hiệu APOLLO, A300 trắng sữa, loại 300ml/chai, giá trên ước tính theo giá thị trường trên 100 triệu đồng.

Đại diện chủ thể quyền có mặt tại hiện trường xác nhận đây là hàng giả nhãn hiệu APLLO. Ngoài ra, Đoàn kiểm tra phát hiện 1.416 chai xịt chống gỉ, hiệu SELLEYS RP7 các loại do Thái Lan sản xuất; 95 hộp kem đánh bóng xe hiệu Cana, do Thái Lan sản xuất.

Trước đó, ngày 6/1, Đội Quản lý thị trường số 5 cùng các lực lượng phối hợp khám xe ô tô bán tải – nhãn hiệu FORD, số loại: RANGER, biển số đăng ký 61C-414.94 do ông Hoàng Văn Giang là người điều khiển xe đang dừng đỗ tại khu vực đường D1, khu phố Thống Nhất 1, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Theo đó, đã phát hiện bên trong thùng xe có chứa hàng hóa nghi vấn có nhãn ghi chỉ dẫn giả mạo gồm 70 chai keo silicone, hiệu APOLLO, loại 300ml/chai.

Cùng là một số mặt hàng khác như 768 chai xịt chống gỉ, hiệu SELLEYS RP7 các loại do Thái Lan sản xuất; 37 sợi ổ khóa số dạng sợi, hiệu WinShine, do Trung Quốc sản xuất.

Tổng số lượng hàng hóa Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với các đơn vị chức năng phát hiện trong 2 ngày là 1.870 chai keo silicone, hiệu APOLLO, loại 300ml/chai.

Theo Tạp chí SHTT & Sáng tạo – Minh Hà

 

 

 

Bài viết mới