Thứ Sáu, 03/05/2024, 7:35

Vi phạm quy định về quảng cáo, 3 thực phẩm chức năng bị Bộ Y tế ‘tuýt còi’

Xem thêm

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), đã phát đi cảnh báo về việc phát hiện các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Cà Gai Leo Giải Độc Gan MB, Viên ngậm ho La Hán Quả Tana, Viên ngậm ho La Hán Quả Tana không đường quảng cáo với nội dung vi phạm quy định của pháp luật.

Cụ thể, thông báo đăng ngày 20/3/2023 trên website chính thức thuộc Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua, tại đường link: https://congbotpcn.com/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ca-gai-leo-giai-doc-gan-mb.html  quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cà Gai Leo Giải Độc Gan MB vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, nội dung quảng cáo không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cấp.

121

Cùng trong ngày 20/3, Cục Quản lý Dược cho biết, thời gian qua, tại một số website/đường link:  https://nhathuocduclan.vn/la-han-qua-tana-khong-duong-hop-24-vien/ ; https://nhathuocduclan.vn/la-han-qua-tana-hop-24-vien-ngam/ quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên ngậm ho La Hán Quả Tana, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên ngậm ho La Hán Quả Tana- không đường vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm, quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo.

la-han

Hiện, Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo vi phạm tại đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Được biết, theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn thực phẩm (ban hành ngày 17/6/2010), việc quảng cáo thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Trước khi đăng ký quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm cần quảng cáo phải gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xác nhận nội dung quảng cáo.

Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể loại thực phẩm phải đăng ký quảng cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, hiện nay các vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, trong môi trường mạng có chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài khó kiểm soát, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm nên khó xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, một số cơ quan phát hành quảng cáo chưa thực hiện đúng quy định quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thường phát hành các nội dung quảng cáo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo, gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh.

Đặc biệt, sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ; quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng, người nổi tiếng quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh.

Thậm chí, một số công ty thuê địa điểm, tổ chức đào tạo nhân viên gọi điện thoại, tư vấn, giả danh bác sĩ, dược sĩ tư vấn bệnh, dọa dẫm khách hàng để tư vấn liệu trình điều trị bệnh, thực tế là bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan y tế, có biện pháp mạnh với Facebook, Google, YouTube, yêu cầu họ thực hiện nghiêm túc pháp luật Việt Nam về quảng cáo.

Theo Tạp chí SHTT & Sáng tạo – Thái An

 

 

Bài viết mới