Thứ Năm, 19/09/2024, 12:47

Vấn nạn xăng giả và công thức pha chế xăng siêu lợi nhuận để trục lợi

Xem thêm

Trước khoản siêu lợi nhuận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (KDXD) mang lại, một số đối tượng bất chấp các thủ đoạn để nhập lậu, sản xuất, pha chế xăng dầu giả và tuồn ra thị trường tiêu thụ nhằm kiếm lời bất chính.

Đã có nhiều đường dây sản xuất xăng dầu giả bị triệt phá, nhiều đối tượng cộm cán xộ khám nhưng dường như chế tài chưa đủ sức răn đe so với lợi nhuận thu được nên nhiều đối tượng vẫn tổ chức sản xuất. Quy mô sản xuất xăng giả của các đường dây này càng lúc càng lớn…

Công thức pha chế xăng giả siêu lợi nhuận

Theo thông tin từ bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đơn vị đang phối hợp với VKSND và Công an tỉnh này tiến hành điều tra vụ sản xuất xăng giả quy mô lớn trên địa bàn TP.Vũng Tàu.

Theo thông tin ban đầu, vào lúc 1h sáng 31/10, lực lượng đánh án BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện tại kho hàng xăng dầu số 7/35 Phước Thắng, P.12, TP.Vũng Tàu thuộc công ty TNHH TM Vũng Tàu xăng dầu 89 (địa chỉ 1547/4 đường 30 tháng 4, phường 12, TP.Vũng Tàu) do Nguyễn Văn Nhân SN 1985 làm Giám đốc đang thực hiện hành vi bơm hút chất lỏng từ trong kho lên xe bồn BKS 84C-033.72 do Nguyễn Minh Chiến (SN 1995, quê Trà Vinh) làm tài xế, chuẩn bị đưa lên xe đi tiêu thụ với nhiều nghi vấn, nên tiến hành kiểm tra.

xang dau giaVấn nạn xăng giả và công thức pha chế xăng siêu lợi nhuận để trục lợi.

Tại thời điểm kiểm tra, trên xe bồn có khoảng 2.000 lít chất lỏng và trong kho có hơn 70.000 lít chất lỏng, cùng lượng lớn hóa chất Toluen, chất tạo màu để pha chế xăng giả.

Bước đầu, BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác định, kho hàng trên là địa điểm pha trộn, làm xăng giả để tiêu thụ nên tiến hành tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC, giấy phép chứng chỉ hành nghề để điều tra, làm rõ.

Ngoài Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Minh Chiến còn có 3 người liên quan khác gồm: Lê Văn Nguyên (SN 1977, Giám đốc một công ty xăng dầu ở TP.HCM); Nguyễn Đình Ngọc (SN 1975, trú huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đỗ Hồng Sơn (SN 1992, trú huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Qua làm việc, chủ kho hàng là Nguyễn Văn Nhân không xuất trình được giấy tờ chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, tính hợp pháp của số hàng hóa.

Qua đấu tranh khai thác, bước đầu Nguyễn Văn Nhân khai nhận kho hàng trên không có giấy phép, dùng làm nơi để sản xuất xăng giả, tổng số xăng trong kho có giá trị trên 600 triệu đồng.

Nhân khai, sau khi bàn bạc thống nhất, Nhân mua xăng kém chất lượng ở TP.Vũng Tàu rồi dùng hóa chất Toluen mua từ chợ Kim Biên, TP.Hồ Chí Minh và chất bột tạo màu tại TX.Phú Mỹ để tạo màu nâng chất lượng xăng lên rồi bán đi các tỉnh.

Quy trình sản xuất xăng giả được Lê Văn Nguyên chỉ đạo cho Đỗ Hồng Sơn, Nguyễn Đình Ngọc và Nhân trực tiếp thực hiện việc pha chế theo tỉ lệ 7 phần xăng, 3 phần hóa chất.

Cụ thể, để tạo thành 10m3 xăng A95 giả, các đối tượng sử dụng kết hợp 7m3 xăng A95 thật cho pha trộn với 3m3 hóa chất toluene và 3 thìa cà phê chất bột tạo màu vàng.

Toàn bộ các thành phần hợp chất nêu trên được bơm vào bồn tự thiết kế loại 60m3 và sử dụng máy bơm có gắn mô tơ điện, bơm đảo chiều thành vòng tròn (có 1 đầu bơm từ bồn ra và 1 đầu bơm vào trong bồn), bơm liên tục 40 phút thì kết thúc quy trình sản xuất xăng giả. Sản phẩm có được là xăng A95 giả.

Từ đầu tháng 9/2020 đến nay, dưới sự điều hành của Nguyên, công ty đã nhiều lần thực hiện hành vi pha chế xăng giả để bán cho cửa hàng xăng dầu ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… hưởng lợi từ 600-800 đồng/lít xăng giả, mỗi tháng các đối tượng sản xuất ra khoảng 200.000m3 xăng giả bán ra thị trường.

Cần chế tài mạnh

Trước vấn nạn xăng dầu giả trên toàn quốc, nhất là sau đường dây sản xuất xăng dầu do Trịnh Sướng cầm đầu, ngày 20/6/2019, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 5430/VPCP-V.I gửi các Bộ: Công an, Tài chính, Công thương, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình – Trưởng  Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc đấu tranh, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán xăng dầu giả, kém chất lượng.

Trong công văn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu: Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiếp tục điều tra mở rộng các vụ án, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; làm rõ dấu hiệu “bảo kê, tiếp tay” của một số cán bộ, công chức (nếu có) để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Công thương quản lý chặt chẽ việc cấp phép kinh doanh xăng dầu, dung môi, pha chế dung môi. Tổng rà soát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã được cấp phép, giám sát và quản lý tốt chất lượng xăng dầu khi bán a thị trường.

Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan và Tổng cục Thuế tăng cường quản lý hoạt động và việc kê khai, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, dung môi, chất kích Ron. Bảo đảm việc nhập khẩu chất dung môi phải tuân thủ đúng quy định.

Theo Tạp chí SHTT và Sáng tạo – Vân Trang

Link gốc

 

 

 

 

 

Bài viết mới