Thứ Bảy, 07/12/2024, 20:57

Giải quyết tranh chấp hiệu quả, triệt để thông qua Trọng tài thương mại và Hoà giải thương mại

Xem thêm

Đó là mục đích của Hội thảo khoa học với chủ đề “Pháp luật về Trọng tài thương mại và Hoà giải thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hai phương thức giải quyết tranh chấp này để vận dụng vào thực tế một cách triệt để, hiệu quả nhất.

Ban tổ chức cho biết, hội thảo sẽ diễn ra trực tuyến vào lúc 8 giờ 00 thứ bảy, ngày 9/10/2021 trên nền tảng Zoom, do Trung tâm Trọng tài, Hòa giải thương mại Thịnh Trí (TTCAC) phối hợp cùng Trường Đại học Ngoại ngữ tin học TP.HCM (Huflit) tổ chức. (Zoom ID:3018930686, Passcode:290678, xem link đăng nhập TẠI ĐÂY).

Chương trình được đầu tư về nội dung với sự tham gia tư vấn của khách mời: TS. Nguyễn Vinh Huy – Chủ tịch sáng lập Hệ thống Luật Thịnh Trí; PGS.TS. Trần Đình Hảo; TS. Bùi Kim Hiếu – Trưởng Khoa Luật Trường Đại học Huflit; bà Nguyễn Thị Mai – Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) và cùng với cộng đồng doanh nghiệp trong cả nước tham gia hội thảo, các cơ quan liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại, hòa giải thương mại. Thông tin thêm về chương trình Hội thảo xem tại website TTCAC; Facebook; hoặc liên hệ Hotline TTCAC –  Ms. Nhung 0913 557 389.

Theo Trung tâm Trọng tài, hòa giải thương mại Thịnh Trí (TTCAC), trong tình hình đại dịch Covid-19 kéo theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cá nhân. Thực tế vừa qua, các doanh nghiệp đã phải chịu rất nhiều tổn thất, thậm chí ngừng hoạt động, tuyên bố phá sản…, từ đó phát sinh hàng loạt trường hợp tranh chấp kinh doanh thương mại.

Trong bối cảnh như vậy, bắt buộc các bên phải lựa chọn phương thức tối ưu nhất để giải quyết tranh chấp, hạn chế tối đa các tổn thất, thiệt hại, duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa các bên thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp. Cụ thể, phương thức Hòa giải thương mại được khuyến nghị ưu tiên hàng đầu bởi các lợi thế, ưu điểm, lợi ích đem lại cho doanh nghiệp; tiếp đến là Trọng tài thương mại. Hai công cụ này hiện được pháp luật Việt Nam quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại ngày 24/02/2017 và Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

Kiên Nguyễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.

Bài viết mới