Thứ Ba, 15/10/2024, 23:28

Sàn Exness có chối bỏ trách nhiệm?

Xem thêm

Bộ Công an cho biết, sẽ phối hợp với các đơn vị rà soát những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm lừa đảo như huy động vốn, kinh doanh bất động sản… Đặc biệt là loại hình lừa đảo đầu tư tiền ảo, forex.

Bộ Công an sẽ “mạnh tay” với tội phạm lừa đảo qua không gian mạng

Mới đây, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ – Người phát ngôn Bộ Công an cho biết: Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt là loại tội phạm lừa đảo qua không gian mạng.

Các đối tượng dùng nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án. Gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự và đời sống nhân dân.

Trong đó, thủ đoạn giả danh người có chức vụ, quyền hạn để lừa đảo, nhất là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… vẫn tiếp tục xảy ra.

Mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần tuyên truyền, thông báo phương thức thủ đoạn của loại tội phạm này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1

Bộ Công an sẽ mạnh tay với loại hình tội phạm lừa đảo qua không gian mạng. 

Tới đây, Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị rà soát những lĩnh vực thường xảy ra tội phạm lừa đảo qua không gian mạng, như huy động vốn, kinh doanh bất động sản…

Đặc biệt là loại hình lừa đảo đầu tư tiền ảo, forex đang gây bức xúc cho dư luận. Để tiếp tục đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả các loại tội phạm này, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo toàn lực lượng đẩy mạnh công tác xã hội, phòng ngừa nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh, điều tra xử lý nghiêm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (nhất là lừa đảo qua mạng).

2

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an trả lời báo chí.

Theo Bộ Công an, trước diễn biến phức tạp của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, Bộ Công an đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Qua đó, Bộ Công an chỉ đạo triển khai kế hoạch chuyên đề phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này (từ năm 2020 đến nay, đã phát hiện, xử lý hơn 5.600 vụ, hơn 5.600 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

Tuy nhiên, loại tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là lừa đảo qua mạng dự báo diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi.

Sàn Exness chối bỏ trách nhiệm?

Trước đó, PV từng phản ánh việc sàn Exness đang có dấu hiệu lừa đảo như: Sàn Exness đưa ra thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư, tự ý can thiệp vào tài khoản của khách, hay sàn Exness yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào số tài khoản ngân hàng cá nhân…

Để làm rõ các thông tin trên, PV đã nhiều lần liên hệ với sàn qua số điện thoại hotline 18006371 (thông tin trên Website sàn Exness https://www.exness.com/vi/contacts/). Tại đây, bộ phận tổng đài cho biết là tại Việt Nam có văn phòng của sàn Exness.

Thế nhưng, khi PV đặt câu hỏi địa chỉ văn phòng ở đâu và ai là người đại diện cho sàn tại Việt Nam thì không nói. Có chăng, sàn Exness không được “trong sạch” như phản ánh?

3

Sàn Exness phản hồi về việc cá nhân ông Thái Việt Dũng không phải là nhân viên của sàn.

Theo tìm hiểu của PV, tại nhiều cuộc họp báo lớn đều đưa tin ông Thái Việt Dũng là đại diện của sàn Exness tại Việt Nam.

Thế nhưng, khi PV liên hệ với sàn Exness qua hệ thống hộp thư điện tử ([email protected]) thì được sàn này cho biết, cá nhân ông Thái Việt Dũng không phải là nhân viên của sàn Exness. Phải chăng, sàn Exness không dám thừa nhận sự thật?

4

Ông Thái Việt Dũng.

Qua đây, Công an TP.HCM cho biết, đơn vị đã phối hợp với các phòng chức năng điều tra xác minh làm rõ loại hình tội phạm lừa đảo qua không gian mạng.

Bên cạnh đó, Công  an TP.HCM khuyến cáo người dân không tham gia các sàn kinh doanh ngoại hối (Forex) trái phép, đây là phương thức đầu tư gây nhiều rủi ro về kinh tế, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.

Theo Tạp chí SHTT & Sáng tạo – Nhóm PVPL

 

Bài viết mới