Theo tuyên bố của chủ nhà Nhật Bản, 5.000 huy chương được trao trong Olympic 2020 và Paralympic 2020 sẽ được tạo ra từ rác thải điện tử được thu gom trên chính đất nước này. Hành vi này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về việc tái chế và bảo vệ môi trường.
Trong nỗ lực giảm thiểu chi phí cho sự kiện này xuống mức thấp nhất có thể trước sự ảnh hưởng của dịch COVID-19 tới nền kinh tế và góp phần nâng cao ý thức của thế giới về việc bảo vệ môi trường Ban tổ chức Đại hội thể thao thế giới Olympic 2020 ở Nhật Bản cho biết 8 tấn kim loại là rác thải điện tử trên khắp cả nước để tái chế chúng thành 5.000 huy chương cho sự kiện này cũng như Đại hội thể thao thế giới dành cho người khuyết tật (Paralympic) diễn ra tiếp ngay sau đó.
Thiết kế được chọn làm huy chương Olympic 2020 Nhật Bản.
Hiện, Ban tổ chức Olympic 2020 đang kêu gọi người dân giúp đỡ họ bằng cách tình nguyện quyên góp máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, điện thoại cũ hỏng… tại các quầy thu gom được đặt ở hơn 2.000 cửa hàng và các văn phòng của NTT Docomo – nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu Nhật Bản đồng thời là nhà tài trợ chính của Olympic 2020.
Theo những thông tin từ báo giới Nhật Bản, họ đã thu hoạch được 79.000 tấn điện thoại và thiết bị điện tử cũ trong chiến dịch phát động quyên góp. Trong đó, họ đã thu được 32kg vàng, 3.500kg bạc cùng 2.200kg đồng và kẽm.
Thiết kế huy chương Paralympic 2020.
Các chuyên gia ước tính tổng chi phí cho Olympic 2020 sẽ lên tới gần 30 tỷ USD, gấp 4 lần so với con số ước tính ban đầu và gấp gần 3 lần chi phí cho Olympic 2012.
Tuy nhiên, hồi cuối năm ngoái, Ban tổ chức Olympic 2020 đã công bố một kế hoạch chuẩn bị hợp lý, chỉ tốn khoảng 17 tỷ USD, trong đó có việc chế tạo huy chương từ rác thải điện tử.
Được biết, Nhật Bản không phải là chủ nhà đầu tiên sử dụng kim loại tái chế để đức huy chương. Trước đó, ở Olympic Rio 2016, 30% số huy chương vàng và bạc cũng được Ban tổ chức làm từ kim loại tái chế.
Ngoài việc tái chế kim loại thành huy chương, ở kỳ Olympic 2020, Ban tổ chức sẽ không trao huy chương theo cách truyền thống. Theo đó, các vận động viên sẽ nhận được huy chương từ một chiếc khay, thay vì được quàng vào cổ như trước. Điều này bởi lẽ họ muốn phòng chống tiếp xúc gần, đảm bảo công tác phòng chống Covid-19.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, Thomas Bach cho biết: “Các huy chương sẽ không được quàng vào cổ các vận động viên. Chúng tôi sẽ mang tới cho các vận động viên một cái khay. Sau đó, họ tự lấy huy chương.
Chúng tôi cũng sẽ đảm bảo rằng những người đặt huy chương lên khay sẽ sử dụng găng tay tiệt trùng trong suốt quá trình diễn ra sự kiện để đảm bảo rằng không ai được chạm trực tiếp vào nó trước khi tới tay vận động viên”.
Theo Tạp chí SHTT và Sáng tạo – Thái An