Thứ Năm, 02/05/2024, 17:18

‘Doanh nghiệp tư nhân trong nước ‘nhạy cảm nhất’ với rủi ro pháp lý’

Xem thêm

Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI cho biết khảo sát của VCCI cho thấy chi phí không chính thức tiếp tục giảm.

'Doanh nghiệp tư nhân trong nước 'nhạy cảm nhất' với rủi ro pháp lý'

Khảo sát của VCCI cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức đã giảm.

Tại Hội thảo Công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2022, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI cho biết chi phí không chính thức đang có xu hướng giảm.

Câu hỏi đáng chú ý trong điều tra PCI có liên quan đến vấn đề tính ổn định và dự đoán được của việc thực thi pháp luật trong môi trường kinh doanh của Việt Nam là tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng công việc đạt kết quả mong đợi khi trả chi phí không chính thức.

Tỷ lệ này hiện cũng đang có xu hướng giảm theo thời gian, đến năm 2021 chỉ còn 55,22% doanh nghiệp đồng tình với nhận định này”, ông Đức cho hay.

Để doanh nghiệp yên tâm đầu tư lâu dài, đầu tư lớn, Đức nói rằng họ cần dự báo được sự thay đổi của quy định pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân đang lo ngại rủi ro pháp lý.

Viện dẫn thêm những khảo sát doanh nghiệp từ PCI, ông Đức cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp có thể dự đoán được sự thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương có xu hướng giảm dần. 10 năm trước, vào năm 2013, tỷ lệ doanh nghiệp dự đoán được là khoảng 14,29%, nhưng vài năm gần đây, tỷ lệ chưa đến 5%.

Tình hình này cũng ở xu hướng tương tự với việc dự đoán việc thực hiện của tỉnh đối với các quy định pháp luật trung ương, tuy tỷ lệ dự đoán được cao hơn một chút, khoảng trên 6%. Trong số này, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa không dự đoán được chiếm đa số.

Không bình luận nhiều về xu hướng này, song VCCI cho rằng, rủi ro pháp lý cao sẽ đồng nghĩa với hoạt động đầu tư kinh doanh trở nên khó khăn. Vì trong quá trình phát triển, không thể đòi hỏi một hệ thống pháp luật không bao giờ thay đổi.

Trong sự rủi ro này, theo VCCI, doanh nghiệp tư nhân trong nước nhạy cảm với rủi ro pháp lý hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp nhà nước thường có lợi thế trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước cả trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật.

Do đó, các doanh nghiệp nhà nước ít phải đổi mặt với rủi ro thay đổi chính sách đột ngột hoặc sự thiếu nhất quán trong thực thi pháp luật từ phía chính quyền. Các doanh nghiệp FDI cũng thường được bảo hộ theo các cam kết bảo hộ đầu tư của Việt Nam…

Về giải pháp, VCCI tiếp tục nhấn mạnh đến việc tăng cường tham vấn, lấy ý kiến doanh nghiệp khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các quy hoạch và các cam kết quốc tế có liên quan; thực hiện tốt hơn công tác cung cấp thông tin chính sách, pháp luật cho doanh nghiệp…

Đặc biệt, theo VCCI, đảm bảo nguyên tắc không hồi tố bằng quy định chuyển tiếp hợp lý cũng như các biện pháp bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật.

“Câu chuyện các doanh nghiệp karaoke phải đóng cửa hàng loạt do sự thay đổi đột ngột trong thực thi chính sách có thể là một ví dụ điển hình”, ông Công chia sẻ.

Năm 2022, theo tổng hợp của VCCI, có 636 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, trong đó có 15 luật, pháp lệnh; 131 ngị định, 28 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 462 thông tư. Số văn bản giảm so với những năm trước, nhưng khối lượng công việc không giảm.

Theo vietnamfinance.vn – Kỳ Thư

 

 

Bài viết mới