Thứ Năm, 09/05/2024, 23:42

Chiến lược tăng sự hiện diện của Visa Direct

Xem thêm

Để tăng hiện diện của thương hiệu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Visa Direct hợp tác với các đối tác thanh toán để nâng cao trải nghiệm chuyển tiền trong và ngoài nước.

Visa đang hợp tác với các đối tác thanh toán để nâng cao trải nghiệm chuyển tiền trong nước lẫn xuyên quốc gia với hiệu suất sát sao thời gian thực thông qua Visa Direct. Ngoài ra, hãng cũng hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng, công ty fintech và các nhà bán lẻ khắp châu Á – Thái Bình Dương để tối ưu cơ hội.

Chiến lược này dựa trên những phân tích người dùng như người thực hiện giao dịch chuyển tiền P2P (chuyển tiền ngang hàng) ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi người dùng ngày càng bị thu hút bởi các nền tảng và dịch vụ nhanh và phù hợp với người bản địa, có mức biểu phí phù hợp. Các nhà cung cấp có thể xử lý liền mạch khối lượng giao dịch chuyển tiền xuyên biên giới nhỏ hơn nhưng tần suất cao sở hữu lợi thế cạnh tranh rõ ràng được khách hàng ưu tiên hơn.

Hoạt động thanh toán xuyên quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi sự thay đổi về công nghệ và các xu hướng kinh tế toàn cầu. Ảnh: Freepik.

Hiện Visa Direct có thể giúp người chuyển tiền P2P gửi tiền vào 2,5 tỷ tài khoản ngân hàng, 1,5 tỷ ví điện tử và 3 tỷ thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Đồng thời, việc đề xuất chiến lược tăng sự hợp tác với đối tác thanh toán và fintech cũng đến từ sự thay đổi trong cách chuyển tiền xuyên biên giới, từ người này sang người khác. Sự đổi mới liên tục của công nghệ và các xu hướng kinh tế toàn cầu gồm các mô hình di cư và sự di chuyển lao động trong thời kỳ hậu đại dịch đã tác động sâu sắc đến hoạt động thanh toán xuyên quốc gia. Những thay đổi này đặc biệt rõ rệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo khảo sát của Visa vào năm 2022, khối lượng chuyển tiền trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương có khả năng tăng trưởng 7%, bất chấp những dự đoán trước đó về việc dòng tiền bị suy giảm do đại dịch. Tỷ lệ di cư cao đã dẫn đến một số lượng lớn người lao động châu Á thường xuyên gửi tiền về cho gia đình ở quê nhà.

Lý giải điều này, ông Deepan Dagur, Phó Chủ tịch, Trưởng phòng Visa Direct, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực có dòng tiền nhận ròng cao nhất toàn cầu, bởi học sinh châu Á chiếm khoảng 53% số học sinh quốc tế đăng ký tại các cơ sở giáo dục trên toàn thế giới. Các gia đình, tổ chức học bổng và các tổ chức khác sử dụng dịch vụ chuyển tiền điện tử xuyên quốc gia để hỗ trợ họ.

“Ngoài ra, sự phổ biến của ví điện tử và thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đã tạo điều kiện cho việc chuyển tiền P2P trở nên thuận tiện hơn với nhiều người dân châu Á – Thái Bình Dương”, Deepan Dagur nói.

Chuyển tiền P2P ngày càng dễ dàng hơn nhờ sự có mặt của các ứng dụng chuyển tiền điện tử. Ảnh: Freepik.

Khi số lượng thanh toán tăng lên, trung bình quy mô giao dịch sẽ giảm. Theo báo cáo “Dòng tiền di chuyển: Sự thích nghi với chuyển tiền điện tử 2023” do Visa thực hiện gần đây, 43% người tham gia khảo sát tại Singapore đã sử dụng ứng dụng thanh toán để gửi tiền ít nhất một lần mỗi tháng.

Trước sự thay đổi trong hoạt động chuyển tiền, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đang có cơ hội để phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp hơn với sự gia tăng về số lượng của các khoản chuyển tiền giá trị thấp.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Visa Direct tại đây.

(Nguồn: Visa Direct)

Bài viết mới