Là đồng sáng lập kiêm Phó tổng giám đốc, Đỗ Trọng Nghĩa góp công lớn vào sự phát triển của OPAN Group, đưa công ty lọt Top 100 “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2020”.
Phó tổng giám đốc OPAN, Đỗ Trọng Nghĩa tại văn phòng làm việc ở công ty.
Sinh ra và lớn lên tại Đăk Lăk, anh Đỗ Trọng Nghĩa có niềm yêu thích với nghề xây dựng từ thời còn đi học. Khi anh đang học đại học năm ba, gia đình gặp biến cố về tài chính. Anh quyết định nghỉ học và bắt đầu hành trình bươn chải, tự lập, với mục đích phải ở lại TP HCM để hy vọng một ngày bứt phá, khôi phục lại kinh tế cho gia đình. Ý chí là vậy, quyết tâm là vậy, nhưng cuộc sống không đơn giản như anh nghĩ.
Vì bỏ ngang đại học, không có bằng cấp, anh không thể xin làm việc văn phòng. Anh hiểu, đó là một điều khiến anh cần phải nỗ lực hơn so với những người cùng trang lứa. Để đạt mục đích bám trụ đất Sài Gòn xa hoa đầy cơ hội, anh phải đánh đổi bằng những ngày tháng vất vả, cực khổ, làm từ sáng sớm cho đến đêm khuya…
Anh đã trải qua nhiều ngành nghề khác nhau, từ việc lấy cua đồng ngoài quê để giao mối cho các thương lái tại chợ, cho đến làm nghề phụ mộc. Càng theo nghề nội thất anh càng nhận thấy công việc thú vị và tìm thấy đam mê.
Trong lúc làm thợ phụ mộc, anh tích lũy được một ít tài chính và kinh nghiệm. Nhưng bản thân anh không an phận và luôn mang suy nghĩ, mình cần làm gì đó để đột phá, thay đổi mọi thứ, thoát khỏi cảnh làm công. Cũng đúng vào thời điểm đó, từ mối quan hệ quen biết trong nghề, anh nhận được lời mời hợp tác mở xưởng mộc. Và hành trình phát triển OPAN bắt đầu từ đó.
Phó tổng giám đốc OPAN Group trong một buổi trả lời phỏng vấn của báo chí.
Giai đoạn OPAN mới thành lập, khó khăn rất nhiều, trong đó lớn nhất là vấn đề tài chính. Lúc đó, việc duy trì hoạt động của công ty là cả vấn đề với Đỗ Trọng Nghĩa và những người đồng sáng lập. Thương hiệu mới nên chưa có nhiều khách hàng biết đến, khiến công ty bị giới hạn về doanh thu.
Tuy nhiên, áp lực lớn nhất đối với anh Nghĩa chính là làm sao tạo được công ăn việc làm để nhân viên có thu nhập ổn định và sẵn sàng sát cánh cùng công ty.
Để vượt qua những khó khăn đó, anh cùng ban lãnh đạo đã phải nỗ lực rất nhiều. “Tôi và OPAN luôn cố gắng tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mang lại giá trị cho khách hàng”, Đỗ Trọng Nghĩa nhớ lại.
Từ lúc khởi nghiệp, xuất phát là một người thợ phụ mộc, rồi trở thành Giám đốc xưởng, đến Giám đốc dự án và hiện đang đảm nhận cương vị Phó tổng giám đốc, anh Nghĩa luôn duy trì trong mình năng lượng tích cực. Trước những khó khăn trong công việc, thay vì né tránh, anh luôn chọn phương án đối diện tìm ra cách xử lý ngay tức thì. “Những việc tốt thì tôi không bận tâm. Nhưng những việc chưa tốt, dù nhỏ, tôi cũng không bỏ qua. Tôi luôn truyền đạt tinh thần đến nhân viên của mình, làm gì cũng phải cố gắng hết mình’, Phó tổng giám đốc OPAN chia sẻ.
Phó tổng giám đốc OPAN Đỗ Trọng Nghĩa cho rằng, để thành công, cần biết nắm bắt cơ hội và làm việc có tâm.
Ở cương vị lãnh đạo, anh Đỗ Trọng Nghĩa đã đưa công ty ngày càng phát triển hơn. Từ một xưởng gỗ sản xuất đồ nội thất rộng 300 m2 vào năm 2016, OPAN Group giờ đây đã có 3 xưởng sản xuất, diện tích lên đến hơn 4.000 m2, với 2 showroom trưng bày và mở rộng thêm nhiều công ty con về lĩnh vực thiết kế, xây dựng, xuất khẩu, bất động sản với hơn 400 nhân viên.
Với sự dẫn dắt của anh và ban lãnh đạo, OPAN Group đón nhận danh hiệu Top 100 “Thương hiệu hàng đầu Việt Nam năm 2020” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp Châu Á – Hiệp hội Thông tin Công nghiệp Châu Á (AIPA) kết hợp đài truyền hình TP HCM tổ chức.
Công ty đã tạo ra hệ sinh thái đa ngành với nhiều lĩnh vực bổ trợ trợ lẫn nhau, nhờ thế thương hiệu ngày càng lớn mạnh và được nhiều khách hàng biết tới.
Phó tổng giám đốc Đỗ Trọng Nghĩa đã thực hiện được mong muốn “tạo công ăn việc làm cho nhân viên và đem lại giá trị cho xã hội”. Hàng năm công ty trích ra dòng tiền góp vào “Quỹ từ thiện OPAN”, phục vụ cho các hoạt động như: Tặng quà cho bà con khó khăn trong các dịp lễ Tết, giúp đỡ trẻ em khó khăn vươn lên trong học tập, xây cầu – làm đường ở các vùng sâu vùng xa tại miền Tây hay vùng núi để bà con đi lại đỡ khó khăn…
“Cá nhân tôi và công ty luôn có tinh thần “tương thân tương ái”. Toàn thể nhân sự luôn cảm thấy mình rất may mắn so với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Với phương châm “Cho đi và không cần nhận lại”, chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ để chia sẽ bớt khó khăn cho nhiều người dân cực khổ. Ngoài ra, chúng tôi có “Quỹ khởi nghiệp OPAN”, tài trợ cho các ý tưởng khởi nghiêp của chính nhân sự của mình, những người đã đóng góp cho sự phát triển của công ty đến ngày hôm nay. Tôi nghĩ đó là giá trị nhân văn”. Phó tổng giám đốc Đỗ Trọng Nghĩa chia sẻ.
(Nguồn & ảnh: OPAN Group)
* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.