Thứ Ba, 14/05/2024, 22:53
Trang chủ Blog Trang 469

Giám đốc J.League chỉ ra 2 tuyển thủ Việt Nam đủ sức tỏa sáng ở Nhật

0
Ông Keiko Koyama tin tưởng các cầu thủ Việt Nam đủ khả năng tỏa sáng ở giải vô địch quốc gia Nhật Bản trong tương lai.
Siamsport dẫn lại quan điểm của Keiko Koyama, giám đốc kinh doanh quốc tế của J.League về tương lai của các cầu thủ Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ở giải đấu cao nhất xứ sở hoa anh đào.
Theo ông Keiko, cầu thủ Đông Nam Á đã nhận được phản hồi tốt từ các CLB Nhật Bản và người hâm mộ trong 3 mùa giải gần nhất.
Vị giám đốc này cũng chỉ ra 2 tuyển thủ Việt Nam có đủ khả năng đến thi đấu và tỏa sáng tại J.League trong tương lai gần, đó là Nguyễn Quang Hải và Đỗ Hùng Dũng, 2 ngôi sao sáng đang khoác áo CLB Hà Nội.

Hùng Dũng (giữa) và Quang Hải (bìa phải) là 2 ngôi sao được chú ý nhất của bóng đá Việt Nam thời gian qua. Ảnh: Duy Anh.

Giải VĐQG Nhật Bản đang chứng kiến màn thể hiện tốt của Chanathip Songkrasin (Consadole Sapporo) và Theerathon Bunmathan (Yokohama F.Marinos).

Chanathip từng được vinh danh là một trong những cầu thủ hay nhất giải đấu năm 2018 và được Consadole Sapporo mua đứt từ Muangthong Utd.

Theerathon còn thành công hơn khi là trụ cột cùng Yokohama F.Marinos giành chức vô địch J.League 2019. Tuyển thủ Thái Lan đã được tưởng thưởng bằng bản hợp đồng dài hạn sau khi mùa giải khép lại.

Giám đốc Keiko tin tưởng thành công của 2 cái tên này sẽ thúc đẩy các ngôi sao Đông Nam Á đến và chứng tỏ khả năng ở J.League trong thời gian tới.

Bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản từng chứng kiến sự xuất hiện của 3 cầu thủ Việt Nam, đó là Lê Công Vinh (Consadole Sapporo mượn từ SLNA năm 2013), Nguyễn Công Phượng (Mito HollyHock mượn từ HAGL năm 2016) và Nguyễn Tuấn Anh (Yokohama FC mượn từ HAGL năm 2016).

 

Nguyễn Quang Hải xứng đáng với danh hiệu Quả Bóng Bạc Việt Nam 2019. (Nguồn: VFF Channel).

Tất cả cụm rạp CGV đồng loạt mở cửa trở lại từ ngày 9/5

0
Sau thời gian dài tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19, CJ CGV Việt Nam (CGV) đã sẵn sàng mở cửa toàn bộ các cụm rạp trên toàn quốc để phục vụ người hâm mộ điện ảnh từ ngày 9/5/2020.

Tất cả cụm rạp CGV đồng loạt mở cửa trở lại từ ngày 9/5.

Sau hai tuần dừng giãn cách xã hội, các hoạt động du lịch, văn hoá và giải trí trên cả nước cũng đang dần được phục hồi. Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, CGV chính thức mở cửa trở lại tất cả các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 9/5.

Theo đại diện của CGV, việc mở cửa lại các rạp chiếu phim đồng thời vẫn phải đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch bệnh. CGV vẫn sẽ tiếp tục áp dụng và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, cụ thể như sau:

1. Giãn cách ghế ngồi trong phòng chiếu.

2. Giãn cách vị trí xếp hàng tại quầy vé, bắp nước và các vị trí ngồi chờ tại khu vực sảnh.

3. Sử dụng màn kháng khuẩn trên các tay cầm và cánh cửa ra vào rạp.

4. Quy định bắt buộc mang khẩu trang đối với nhân viên và khách hàng.

5. Thực hiện xịt khuẩn tại các phòng chiếu.

6. Kiểm tra thân nhiệt nhân viên trước khi vào ca làm.

7. Nhân viên được yêu cầu rửa tay và sát khuẩn 20 phút 1 lần trong ca làm việc.

8. Nhân viên được trang bị khẩu trang y tế khi làm việc.

9. Khuyến khích khách hàng thực hiện giao dịch online.

10. Nhân viên được trang bị đầy đủ kỹ năng trong trường hợp khách hàng nghi ngờ nhiễm bệnh như ho – sốt – khó thở. Nhân viên sẽ liên hệ với hotline bộ y tế để đc hỗ trợ tư vấn!

Các rạp chiếu phim CGV đảm bảo áp dụng và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Với sự trở lại của CGV, khán giả có cơ hội thưởng thức các tác phẩm điện ảnh như: Sa Mạc Chết (The Dust Walker), Bà Hoàng Nói Dối (Honest Candidate).

Ngoài ra, sẽ có sự trở lại của bom tấn rạp phục vụ khán giả, trong đó có: Fast & Furious: Hobbs & Shaw, Johnny English và đăc biệt là hai bộ phim Việt đình đám Tháng Năm Rực Rỡ và Anh Trai Yêu Quái.

Nhi Nguyễn

Lãi ròng quý I của ‘trùm xây dựng’ HBC giảm 95% và nỗi lòng của Chủ tịch Lê Viết Hải

0
Lãi ròng quý I/2020 của “trùm xây dựng” HBC giảm tới 95%. Đáng chú ý, diễn biến dòng tiền có phần kém thuận lợi đã khiến lượng tiền hiện tại của HBC giảm xuống mức rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,8% tổng tài sản, rất cần lưu ý trong bối cảnh dịch được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng tiền tương lai.

Nhận định “di chứng của đại dịch chắc chắn còn kéo dài”, Chủ tịch Lê Viết Hải đã hạ sâu mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm nay của HBC.

Lãi ròng quý I của 'trùm xây dựng' HBC giảm 95% và nỗi lòng của Chủ tịch Lê Viết Hải

Chủ tịch Lê Viết Hải.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với tín hiệu kém khả quan.

Cụ thể, doanh thu thuần quý vừa qua của HBC giảm tới 34% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 2.441 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp giảm 45% xuống còn 188 tỷ đồng.

Trong kỳ, HBC ghi nhận 14,4 tỷ đồng doanh thu tài chính. Ngoài ra còn có lợi nhuận khác trên 18 tỷ đồng. Tuy nhiên, gánh nặng chi phí vẫn bào mòn gần hết nguồn thu.

Theo đó, chi phí tài chính quý I/2020 của HBC ở mức 66,1 tỷ đồng, tăng 17%; chi phí bán hàng ở mức 10,3 tỷ đồng, tăng 14%; chi phí quản lý doanh nghiệp trên 119 tỷ đồng, giảm 6%. Bên cạnh đó, HBC còn ghi nhận khoản lỗ 6,4 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết.

Trừ đi cả chi phí thuế, chốt quý, lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) của HBC chỉ vỏn vẹn hơn 5 tỷ đồng, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của HBC âm (-) tới 533 tỷ đồng trong quý I/2020, chủ yếu do doanh nghiệp này phải chi lượng lớn tiền để chi trả các khoản phải trả, đặc biệt là các khoản phải trả người bán ngắn hạn, cùng với đó là tiền chi để gia tăng hàng tồn kho.

Thêm vào đó, HBC cũng quyết định giảm bớt nợ vay nên dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng âm (-) gần 100 tỷ đồng.

Mặc dù hoạt động đầu tư đem về dòng tiền thuần dương (+) 162 tỷ đồng nhưng lượng tiền này là không đủ để bù đắp sự “hụt” đi của dòng tiền kinh doanh và dòng tiền tài chính. Do đó, tiền và tương đương tiền đã sụt giảm hơn 460 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm, xuống còn 106 tỷ đồng.

Nếu tính cả tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 3 tháng thì tổng lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của HBC ở mức vỏn vẹn 124 tỷ đồng, chỉ chiếm 0,8% tổng tài sản. Đây là mức rất thấp, rất cần lưu ý trong bối cảnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến dòng tiền hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp.

Phần lớn tài sản của HBC tập trung ở các khoản phải thu ngắn hạn với quy mô trên 10.100 tỷ đồng (chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản), trong đó chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và các khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng)

Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của HBC tới thời điểm cuối tháng 3 ở mức gần 4.000 tỷ đồng. Nợ phải trả gấp 2,7 lần vốn chủ sở hữu, ở mức trên 10.700 tỷ đồng; trong đó, nợ vay ở mức trên 4.800 tỷ đồng, cao hơn vốn chủ sở hữu, là tín hiệu cho thấy nợ phải trả nói chung và nợ vay nói riêng đang là một gánh nặng đối với doanh nghiệp này.

Trong báo cáo thường niên công bố chỉ vài ngày trước khi công bố báo cáo tài chính quý I/2020, Chủ tịch HBC Lê Viết Hải cho hay từ đầu năm 2020, HĐQT HBC đã đề ra kế hoạch doanh thu 20.200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng.

“Tuy nhiên, một sự kiện chấn động toàn cầu là đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ tháng 1 đến nay và mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng của đại dịch chắc chắn còn kéo dài. Do đó, HĐQT đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020”, ông Lê Viết Hải chia sẻ.

Vị lãnh đạo này cho biết tạm thời HBC đề ra kế hoạch 2020 với chỉ tiêu: Doanh thu 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch cũ, doanh thu đã giảm khoảng 31% còn lợi nhuận sau thuế thì giảm tới 72%.

Chủ tịch Lê Viết Hải nhấn mạnh mục tiêu của HBC trong năm nay là bảo toàn các nguồn lực sau khủng hoảng Covid-19 bằng các giải pháp ở 7 nhóm tái cấu trúc, đó là: Sản phẩm & dịch vụ, Thị trường, Mô hình kinh doanh, Hệ thống quản lý, Hệ thống thông tin, Nguồn nhân lực và Tài chính.

Ông cho biết thêm, HĐQT HBC đã chuẩn bị những biện pháp nhằm vừa phát triển lâu dài, vừa đáp ứng cho việc đối phó với cuộc khủng hoảng để duy trì bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho nguồn nhân lực rất lớn hiện nay; đồng thời, giúp tập đoàn có thể khôi phục nhanh chóng và mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng.

Chủ tịch HBC gửi gắm tới các cổ đông rằng: “Cho dù chúng ta có những năm khó khăn bị chững lại nhưng sau đó lại tăng mạnh (2 chu kỳ 5 năm gần nhất, năm 2008 doanh thu là 696 tỷ đồng, năm 2013 là 3.500 tỷ đồng và năm 2018 là 18.300 tỷ đồng).

Ông tin rằng sau khủng hoảng này, “nhất định con tàu Hòa Bình sẽ vượt qua sóng gió để tiến lên mạnh mẽ theo chiến lược vươn ra biển lớn”.

Theo vietnamfinance.vn – Thanh Long

Hai kiểu phối đồ gợi cảm em chồng Tăng Thanh Hà hay áp dụng

0
Những kiểu váy áo cắt xẻ, in ấn hoạ tiết là trang phục được Tiên Nguyễn yêu thích. Dù tủ đồ có hằng hà sa số những món hàng hiệu độc đáo, nhưng có thể nhận thấy, cô nàng thường hay ăn diện theo 2 phong cách quen thuộc, đơn giản nhưng cực kỳ nổi bật.

Ngoài váy áo tách riêng, các kiểu đầm đơn giản dáng ôm tôn trọn vẹn đường cong cũng được Tiên Nguyễn yêu thích.

Ngoài váy áo tách riêng, các kiểu đầm đơn giản dáng ôm tôn trọn vẹn đường cong cũng được Tiên Nguyễn yêu thích.

Sở hữu dáng vóc gợi cảm, nuột nà, fashionista Tiên Nguyễn – em chồng Tăng Thanh Hà rất đam mê diện trang phục khoe dáng vóc, quyến rũ vô cùng.

Dù tủ đồ có hằng hà sa số những món hàng hiệu độc đáo, nhưng có thể nhận thấy, cô nàng thường hay ăn diện theo 2 phong cách quen thuộc, đơn giản nhưng cực kỳ nổi bật.

Váy áo hoạ tiết nổi bật

Sở hữu làn da màu đậm đà theo nét đẹp Tây phương. Cô nàng rất thích những thiết kế hoạ tiết, màu sắc vô cùng rực rỡ.

Các kiểu áo và quần rời, tách thành từng bộ là một trong những item được em chồng Hà Tăng ưa thích.

Ngắm nhìn ảnh của cô trên trang cá nhân, khán giả luôn nhìn thấy nét đẹp quyến rũ, thú vị vô cùng.

Versace là một trong số những thương hiệu lọt vào mắt xanh người đẹp bỡi đặc trưng hoạ tiết vương giả, mang phong thái hoàng tộc.

Ngoài ra, các thiết kế in ấn hoa lá nhẹ nhàng cũng được Tiên Nguyễn vô cùng yêu thích.

Áo cúp ngực, cắt xẻ ấn tượng 

Với lợi thế vòng 1 căng đầy, các sáng tạo cắt xẻ ngực cũng là một trong nhiều item được Tiên Nguyễn chọn diện.Nếu không khoét ngực cũng cần để lộ lưng thon, không nên quá “kín cổng cao tường”.Phần cúp thiết kế ấn tượng khiến chiếc váy thêm phần duyên dáng. Cô nàng tăng độ đắt giá cho bản thân bằng cách sử dụng chiếc túi Hermes sang trọng.Ngoài váy, những kiểu áo cắt khoét cũng là trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của fashionista.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại/saostar.vn

Tạp chí Mỹ: Việt Nam là quốc gia ứng phó COVID-19 hiệu quả nhất

0
The Nation, tạp chí hàng đầu của Mỹ, vừa đăng bài viết đánh giá “Việt Nam có lẽ là quốc gia ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiệu quả nhất thế giới” và thành công của Việt Nam sẽ đem lại nhiều bài học cho các quốc gia khác.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bài viết nêu rõ kết quả này của Việt Nam có được nhờ khả năng huy động trên quy mô lớn hệ thống y tế, công chức cũng như các lực lượng an ninh, kết hợp với chiến dịch tuyên truyền giáo dục người dân hiệu quả và sáng tạo.

Theo The Nation, với COVID-19, Việt Nam có tâm lý cảnh giác cao hơn hầu hết các quốc gia khác vì có biên giới giáp Trung Quốc và có lượng lớn khách du lịch từ Trung Quốc. Việt Nam đã sử dụng hiệu quả thời gian quý báu chống dịch trong 3 tháng đầu.

Bài viết đặc biệt nhấn mạnh đến chiến lược chủ động của Việt Nam trong việc giảm thiểu ca nhiễm, theo đó việc xét nghiệm cũng được triển khai cùng với các biện pháp nghiêm ngặt để lần tìm những người đã tiếp xúc với các ca nhiễm, cách ly ngay lập tức và nhanh chóng tạo cơ sở dữ liệu theo thời gian thực cũng như 2 ứng dụng di động để người dân khai báo triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

Bài viết cho biết tất cả công tác phòng, chống dịch có sự hỗ trợ của quân đội, cảnh sát, hệ thống y tế, nhân viên nhà nước cùng với chiến dịch truyền thông mạnh mẽ và sáng tạo thông qua phim hoạt hình, mạng xã hội, tranh cổ động.

The Nation cũng lưu ý để chuẩn bị tốt hơn cho công tác ứng phó thời gian tới, cuối tháng 3, Việt Nam đã nhập thêm 200.000 bộ kit xét nghiệm nhanh từ Hàn Quốc.

Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam cho biết một bệnh viện gồm 300 giường bệnh ở gần Thành phố Hồ Chí Minh mới được mở và được trang bị 10 phòng cách ly áp lực âm.

The Nation cho rằng nếu xuất hiện đợt nhiễm bệnh thứ hai, Việt Nam vẫn có khả năng tiếp tục đánh bại dịch bệnh như lần đầu tiên.

Cũng theo bài viết, Việt Nam sản xuất và vận chuyển 450.000 bộ quần áo bảo hộ phòng dịch của Dupont sang Mỹ, trao tặng 550.000 khẩu trang cho các nước bị ảnh hưởng nhất ở châu Âu, 730.000 chiếc cho các nước láng giềng là Lào và Campuchia.

Với ngành công nghiệp may mặc, một trong những nền tảng chính của nền kinh tế, Việt Nam hiện đã tăng năng lực sản xuất trong nước lên 7 triệu khẩu trang vải mới và 5,72 triệu khẩu trang phẫu thuật mỗi ngày. Tập đoàn lớn nhất Việt Nam là Vingroup cũng cam kết sẽ sản xuất 55.000 máy thở mỗi tháng.

Tạp chí Mỹ còn nhắc lại Việt Nam là một trong những nơi ghi nhận các ca nhiễm Hội chứng viêm đường hô hấp cấp SARS đầu tiên năm 2003 và được khen ngợi vì công tác dập dịch kịp thời và hiệu quả.

Trong khi đó, hãng tin Mỹ Bloomberg News đăng bài cho biết đợt bùng phát của dịch COVID-19 đã được chặn lại tại Việt Nam và sau khi đạt được thành công, Việt Nam đang nới lỏng các quy định hạn chế trên hầu hết các vùng của đất nước, cho phép một số hoạt động kinh doanh được mở cửa trở lại.

Theo Bloomberg News, cách tiếp cận của Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ ca ngợi.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Tiếp tục đưa công dân Việt Nam về nước

0
Trong thời gian tới, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước rà soát và tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước.

Bộ Ngoại giao cho biết, trong hai ngày 2-3/5, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng UAE tổ chức chuyến bay đưa gần 300 công dân Việt Nam trở về nước an toàn trong bối cảnh các đường bay thương mại giữa Việt Nam và quốc tế tạm dừng vì dịch COVID-19.

Những công dân được đưa về nước trong đợt này gồm có trẻ em và học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, người đi du lịch, thăm thân đã hết hạn thị thực bị kẹt lại ở nước sở tại, lao động bị cắt hợp đồng hoặc nghỉ không lương nhiều tháng.

Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã cử các cán bộ trực tiếp đến sân bay Dubai phối hợp với các cơ quan chức năng UAE hướng dẫn, hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục lên máy bay về nước.

Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay.

Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, trên tinh thần bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước rà soát và tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước trên cơ sở nguyện vọng của công dân, diễn biến thực tế của dịch bệnh trong và ngoài nước, bảo đảm cân đối chung và phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Bán lẻ ‘chìm’ theo đại dịch: Vincom, Hưng Thịnh hạ giá thuê mặt bằng

0
Năm 2020, mặc dù kế hoạch doanh thu của Mobifone thấp hơn mức thực hiện được của năm 2019 nhưng kế hoạch lợi nhuận lại cao hơn. Lãnh đạo Mobifone cho biết trong năm nay sẽ tập trung kinh doanh các dịch vụ mũi nhọn, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm tối ưu hóa nguồn lực đầu tư.

Mobifone lên kế hoạch lãi ròng hơn 5.000 tỷ đồng năm 2020

Mobifone lên kế hoạch lãi ròng hơn 5.000 tỷ đồng năm 2020.

Trong văn bản gửi lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới đây, Tổng công ty Viễn thông Mobifone cho biết năm 2019, doanh nghiệp này ước đạt tổng doanh thu hợp nhất 35.321 tỷ đồng. Doanh thu Công ty mẹ ước đạt 33.925 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế ước đạt 6.078 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) ước đạt 4.862 tỷ đồng.

Tỷ suất lãi ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) theo đó ước đạt 23,9%.

Trong năm, Mobifone cho biết đã giải ngân 4.460 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2020, ban lãnh đạo Mobifone cho hay năm nay sẽ đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 34.483 tỷ đồng; doanh thu Công ty mẹ ở mức 33.283 tỷ đồng (đều giảm so với năm 2019).

Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ lại dự kiến cao hơn năm 2019, ở mức 6.365 tỷ đồng.

Lãi ròng năm 2020 được đặt mục tiêu đạt mức 5.092 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2019.

Kế hoạch giải ngân vốn đầu tư dự kiến không quá 8.800 tỷ đồng.

Năm 2020, lãnh đạo Mobifone cho biết sẽ tập trung kinh doanh các dịch vụ mũi nhọn, dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm tối ưu hóa nguồn lực đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm.

Cùng với đó, phát triển hệ sinh thái sản phẩm theo hướng tăng trải nghiệm của khách hàng, cải thiện doanh thu; đẩy mạnh đưa ra thị trường các dịch vụ mới thuộc nhóm có xu hướng phát triển mạnh như Fintech, Thanh toán, IoT, Quảng cáo trên di động, Truyền hình OTT…

Cùng ngày với văn bản trên, Mobifone cũng gửi lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp một văn bản khác liên quan đến vấn đề nhân sự.

Theo đó, Mobifone thông báo có 4 nhân sự đã và sẽ hết thời hạn giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc. Đó là ông Nguyễn Đăng Nguyên (hết thời hạn ngày 3/2/2020), ông Nguyễn Mạnh Hùng (hết thời hạn ngày 3/2/2020), ông Nguyễn Bảo Long (hết thời hạn ngày 3/2/2020) và bà Phạm Thị Phương Anh (hết thời hạn ngày 12/3/2020).

Ngoài ra, bà Phan Thị Hoa Mai cũng hết thời hạn giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Mobifone từ ngày 28/1/2020.

Trước đó, ông Nguyễn Đăng Nguyên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, ông Nguyễn Bảo Long, bà Phạm Thị Phương Anh và bà Phan Thị Hoa Mai đều đã bị cơ quan chức năng khởi tố liên quan đến vụ Mobifone mua cổ phần AVG.

Nhật Bản khuyến khích DN chuyển đại bản doanh sang Việt Nam và ASEAN

0
Nhật Bản sẽ khởi động một chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất ở nước ngoài tới Đông Nam Á, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm rối loạn đáng kể chuỗi cung ứng của những công ty này, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Theo TTXVN, chương trình nói trên trị giá 23,5 tỷ yen (220 triệu USD), được tích hợp vào gói kích thích kinh tế khẩn cấp của Chính phủ Nhật Bản nhằm giảm bớt đà đi xuống của nền kinh tế do COVID-19, sẽ giúp các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng việc hỗ trợ tài chính để xây dựng các cơ sở sản xuất cũng như những nghiên cứu khả thi tại các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Sáng kiến này được đưa ra sau khi nhiều hãng sản xuất ô tô và các nhà chế tạo khác của Nhật Bản bị thiếu hụt phụ tùng sản xuất ở Trung Quốc, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào cuối năm 2019 ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc.

Trong một nỗ lực khác nhằm củng cố chuỗi cung ứng, Chính phủ Nhật Bản sẽ chi 220 tỷ yen để thúc đẩy sản xuất trong nước các mặt hàng hiện phải nhập khẩu nhiều từ những khu vực nhất định.

Cũng nằm trong gói kích thích kinh tế nói trên, những khoản trợ cấp này sẽ hỗ trợ tài chính cho các công ty nhật Bản chuyển địa điểm sản xuất ở nước ngoài về trong nước.

Chương trình này cũng nhằm vào những nhà sản xuất các mặt hàng thiết yếu cho người dân Nhật Bản, hướng tới “một cuộc sống lành mạnh” trong bối cảnh đại dịch, trong đó có khẩu trang và dung dịch sát khuẩn. Các công ty này cũng có thể nhận được trợ cấp khi mở thêm nhà máy hoặc thúc đẩy công suất hiện có của mình ở Nhật Bản.

63,9% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Ảnh: TG&VN.

Doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam để ‘trốn rủi ro’

Trước đó, sáng 14/2/2020, tại Hà Nội, văn phòng JETRO Hà Nội đã công bố kết quả “Khảo sát thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm tài chính 2019”.

Kết quả khảo sát cho thấy những điểm sáng và tín hiệu lạc quan trong hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.

Dẫn lời ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện văn phòng JETRO, báo Thế giới và Việt Nam cho biết: Năm 2019, 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản tham gia khảo sát có định hướng mở rộng kinh doanh ở Việt Nam, đứng đầu trong ASEAN.

Các doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam là do kỳ vọng lớn về việc gia tăng doanh thu. Bên cạnh đó, triển vọng về lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam khá cao với tỉ lệ doanh nghiệp được dự tính có lợi nhuận kinh doanh năm 2019 là 65,5%.

Tuy tình hình kinh doanh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang suy giảm nhưng Việt Nam vẫn có nhiều doanh nghiệp vững mạnh.

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tới các dự án liên quan đến điện và thành phố thông minh. Các lĩnh vực doanh nghiệp Nhật Bản có thể đầu tư nhiều trong thời gian tới có thể chia làm 2 loại: Doanh nghiệp sản xuất, gia công để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam, hướng vào thị trường nội địa Việt Nam.

Doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam hướng vào thị trường nội địa Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực tiêu dùng (Uniqlo), công nghệ thông tin (IT), công nghệ số, lĩnh vực xây dựng, kỹ thuật môi trường. Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cũng được doanh nghiệp Nhật bản quan tâm.

Ngoài ra, lĩnh vực du lịch đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng, song do ảnh hưởng của dịch bệnh nên có độ trễ hơn. Hằng năm, 1,4 triệu du khách qua lại giữa hai quốc gia, đây là lĩnh vực rất tiềm năng.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trong số 122 doanh nghiệp trả lời rằng có di chuyển địa điểm sản xuất trong thời gian tới, thì nguồn di chuyển là từ Trung Quốc với 62,7%, còn nơi di chuyển đến là Việt Nam với 42,3%, đứng vị trí số 1.

Ông Takeo Nakajima cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam (hoặc một số nước khác) không phải là chuyển hoàn toàn cơ sở sản xuất, kinh doanh mà vẫn duy trì ở Trung Quốc và mở thêm cơ sở ở Việt Nam (hoặc một số nước khác), nhằm phân tán rủi ro kinh doanh tại Trung Quốc.

Có thể thời gian tới, có xu hướng nếu Trung Quốc gặp khó trong xuất khẩu thì nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam.

Nguyên nhân của việc di chuyển địa điểm sản xuất không chỉ là tránh ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mà còn là bởi thực tế rằng hiện nay chi phí sản xuất ở Trung Quốc khá cao, nên có thể các doanh nghiệp Nhật Bản muốn phân tán rủi ro trong sản xuất kinh doanh, và một trong các địa bàn được lựa chọn là Việt Nam.

Môi trường đầu tư, quy mô và tính tăng trưởng của thị trường được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất. Số doanh nghiệp đánh giá rằng chi phí nhân công rẻ là lợi thế đã giảm so với năm ngoái.

Sản phẩm của các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất tại Việt Nam phần lớn được xuất khẩu sang Nhật. Năm 2019, tỉ lệ xuất khẩu sang Nhật Bản là cao nhất với 65%, tăng 2,6%.

Tỉ lệ áp dụng Hiệp định thương mại tự do (FTA) tăng lên 54%. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam quan tâm đến việc cải thiện năng suất, đặc biệt là việc ứng dụng robot và quan tâm lớn đến việc hợp tác với các công ty khởi nghiệp địa phương.

Trong các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, tỷ lệ thu mua linh phụ kiện, vật liệu nội địa là 36,3%, không thay đổi so với năm trước, tỷ lệ thu mua từ doanh nghiệp địa phương là 13,6% và có khả năng cải thiện hơn.

Tốc độ tăng tiền lương cho lao động làm việc cho các doanh nghiệp Nhật Bản có chậm lại so với trước đây nhưng vẫn ở mức cao là 7%, tuy nhiên, mức lương vẫn còn ở mức thấp.

5 lý do doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam

Cũng theo điều tra của JETRO, trong số những doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp dệt may tăng 14,1%, hàng điện tử tăng 15,6%.

Doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam để đầu tư vì 5 nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Việt Nam có chế độ chính trị tương đối ổn định so với các nước Đông Nam Á.

Thứ hai, những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được thỏa thuận CPTPP với Nhật Bản, Hiệp định thương mại tự do với EU, quan hệ Việt – Mỹ ổn định, rất có lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản nếu muốn đặt cơ sở gia công xuất khẩu ở Việt Nam.

Thứ ba, quan hệ Việt – Nhật rất tốt đẹp, giúp doanh nghiệp Nhật Bản có lợi thế hơn khi đàm phán với Việt Nam, từ đó có cảm giác an toàn hơn.

Thứ tư, Việt Nam gần khu vực Đông Á, vừa thuận tiện cho việc nhập khẩu linh kiện, nguyên liệu, bán thành phẩm từ Trung Quốc, vừa tiện lợi cho việc xuất khẩu sang các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thứ năm, Việt Nam có đường bờ biển dài, chi phí vận chuyển thấp.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Công Vinh, Công Phượng, Quang Hải xăm gì trên cơ thể?

0
Hình xăm là một điều không còn xa lạ trong giới bóng đá. Tuy nhiên, ngoài những hình xăm đẹp thì Công Vinh, Công Phượng hay Quang Hải còn có những thông điệp riêng muốn truyền tải qua nét mực.

Công Vinh là một trong những ngôi sao sở hữu nhiều hình xăm ấn tượng trong giới cầu thủ Việt Nam.

Công Vinh là một trong những ngôi sao sở hữu nhiều hình xăm ấn tượng trong giới cầu thủ Việt Nam. (Ảnh: FBNV).

Cựu tiền đạo Lê Công Vinh: Chân sút số 9 gây ấn tượng với hình xăm chiến binh La Mã bên bắp tay phải như thể hiện ý chí chiến đấu mãnh liệt của một chiến binh.

Cũng ở bắp tay phải, Công Vinh còn xăm dòng chữ TCV9 để thể hiện tình yêu với bà xã Thủy Tiên (chữ T được giải nghĩa là Tiên còn CV9 là biệt danh người hâm mộ đặt cho Công Vinh). (Ảnh: FBNV).

(Ảnh: FBNV).

Cùng với dòng chữ “Forever by your side” (Mãi mãi bên em), Công Vinh một lần nữa khẳng định tình yêu sâu đậm với cô ca sĩ xinh đẹp. Thời điểm đó, chuyện tình cảm của cặp “Becks – Vic Việt Nam” từng khiến không ít người hoài nghi.

Nhiều ý kiến cho rằng Công Vinh và Thủy Tiên yêu nhau chỉ để đánh bóng tên tuổi. Thế nên, trong thời gian tại Bồ Đào Nha, Công Vinh đã xăm dòng chữ tiếng Anh này. Đây có thể coi là lời khẳng định về tình yêu của Công Vinh dành cho Thủy Tiên.

Tất cả hình của Công Vinh đều trên cánh tay phải và mỗi hình đều mang một ý nghĩa khác nhau. (Ảnh: FBNV).

(Ảnh: FBNV).

Tiền đạo Nguyễn Công Phượng: Tiền đạo xứ Nghệ có khá nhiều hình xăm trên cơ thể. Đầu tiên, là hình xăm con chim phượng hoàng bay trên mái nhà tranh.

Được biết Công Phượng lấy ý tưởng hình xăm từ quê nhà, nhắc nhở anh nhớ về một quá khứ cơ cực cùng gia đình để có thêm động lực cố gắng. Mái nhà ấy giống như tổ ấm, nơi đã nuôi lớn anh trưởng thành.

Con chim phượng hoàng tượng trưng cho chính hình ảnh của Công Phượng biết vươn lên từ khốn khó và dang rộng vòng tay che chở cho gia đình.

Hình xăm thứ hai của Công Phượng là hình hoa hồng và kim cương trên bắp tay trái. Rất nhiều người đã dự đoán hình xăm này có khả năng cao liên quan đến mối tình cũ của Công Phượng khi bông hoa hồng tượng trưng cho người này. Tuy nhiên, Công Phượng đã lên tiếng giải thích và phủ nhận. (Ảnh: FBNV).

Cụ thể, trong một bài phỏng vấn với truyền thông Bỉ, Công Phượng chia sẻ: “Bông hồng tượng trưng cho việc tôi muốn trở thành con người tốt hơn, có tấm lòng nhân ái và quan tâm tới người khác. Còn viên kim cương cạnh bông hồng, thì tôi muốn được giàu có. Còn từ “Aquarius” tượng trưng cho cung hoàng đạo của tôi, cung Bảo Bình”. (Ảnh: FBNV).

Ngoài ra, Công Phượng còn có một hình xăm nhỏ ở ngón tay. Hiện tại, nhiều người vẫn chưa lý giải được ý nghĩa của chiếc hình xăm này. Được biết hình xăm này được Công Phượng in lên cơ thể lần đầu tiên vào năm anh 20 tuổi.

Tiền vệ Nguyễn Quang Hải: Giống như hai người đàn anh, Quang Hải cũng sở hữu cho mình một số hình xăm. (Ảnh: CLB Hà Nội).

Hình xăm nổi tiếng nhất của cầu thủ xứ Đông Anh là hai chữ QH (Quang Hải) được lồng vào nhau với nhiều họa tiết bao quanh ở ngực phải. Kèm với đó, Quang Hải còn xăm một cái là hình vương miện của đức vua thể hiện khao khát trở thành cầu thủ giỏi nhất. (Ảnh: CLB Hà Nội).

Quang Hải khá thoải mái khi chia sẻ hình xăm này. (Ảnh: CLB Hà Nội).

(Ảnh: IGNV).

“Family is my strength” (Tạm dịch: Gia đình là sức mạnh của tôi) có lẽ là hình xăm ý nghĩa nhất đối với Quang Hải.

Trong nhiều bài phỏng vấn, Quang Hải luôn chia sẻ rằng đối với anh gia đình là quan trọng nhất, luôn là hậu phương vững chắc, là nơi bình yên nhất anh luôn muốn trở về.

Khác với hình ảnh mạnh mẽ, quyết liệt trên sân cỏ, tiền vệ vừa bước sang tuổi 24 là người sống khá tình cảm.

Mới nhất, Saostar phát hiện Quang Hải có một hình xăm khá lớn trên bắp tay phải giữa ồn ào tình cảm với bạn gái. (Ảnh: FBNV).

Theo Báo Giáo dục & Thời đại/saostar

Thấy gì từ kết quả kinh doanh của bộ đôi Vinhomes, Vincom Retail trong quý I/2020?

0
Trong khi Vinhomes gây ấn tượng mạnh với lợi nhuận trước thuế quý I/2020 tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái thì Vincom Retail lại ghi nhận lợi nhuận giảm 20%.

Thấy gì từ kết quả kinh doanh của bộ đôi Vinhomes, Vincom Retail trong quý I/2020?

Thấy gì từ kết quả kinh doanh của bộ đôi Vinhomes, Vincom Retail trong quý I/2020?

Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) và Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) vừa đồng loạt công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, trong đó, Vinhomes gây ấn tượng rất mạnh với lợi nhuận trước thuế lên đến trên 10.100 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Lực đẩy lợi nhuận đến từ cả hoạt động cốt lõi lẫn hoạt động tài chính. Ở hoạt động cốt lõi, quý vừa qua, Vinhomes ghi nhận trên 6.500 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 11,4%; sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt gần 3.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần, cho thấy có sự cải thiện rất lớn trong biên lợi nhuận gộp.

Ở hoạt động tài chính, trong kỳ, Vinhomes ghi nhận đột biến gần 8.600 tỷ đồng doanh thu tài chính, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn sự gia tăng đột biến này là đến từ “lãi chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con đang sở hữu một phần dự án bất động sản”.

Trong khi đó, tổng chi phí “chỉ” tăng gấp rưỡi, đạt trên 1.400 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tài chính ở mức 634 tỷ đồng, tăng 25,1%; chi phí bán hàng ở mức 244 tỷ đồng, tăng 5,1%; còn chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 533 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần.

Mức tăng chi phí này thấp hơn rất nhiều mức tăng doanh thu, là tiền đề để Vinhomes ghi nhận lợi nhuận cao.

Mặc dù đạt lợi nhuận trước thuế lên đến trên 10.100 tỷ đồng trong quý I/2020 nhưng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinhomes lại âm (-) tới trên 2.600 tỷ đồng. Nguyên nhân quan trọng là do lãi từ hoạt động đầu tư không đem về dòng tiền thật.

Thực tế thì nếu xét riêng công ty mẹ, lợi nhuận trước thuế quý I/2020 của Vinhomes giảm tới gần 75% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 600 tỷ đồng.

Mấu chốt của sự “lệch pha” giữa lợi nhuận hợp nhất và lợi nhuận công ty mẹ nằm ở khoản lãi “khủng” từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con – khoản này xuất hiện trong kết quả kinh doanh hợp nhất nhưng không đem lại lợi ích cho công ty mẹ.

Bên cạnh Vinhomes, Vincom Retail cũng công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I/2020 giảm 20% xuống gần 620 tỷ đồng.

Trái với suy đoán của nhiều nhà đầu tư rằng doanh thu của Vincom Retail sẽ chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 ngay trong quý I/2020, trên thực tế, doanh thu thuần từ cho thuê bất động sản và cung cấp các dịch vụ liên quan của doanh nghiệp này chỉ giảm khoảng 150 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương chưa đầy 10%, đạt 1.449 tỷ đồng.

Đáng chú ý, khoản suy giảm 150 tỷ đồng kể trên cũng không phải do yếu tố khách quan trực tiếp mà do doanh nghiệp này chủ động giải ngân gói hỗ trợ khách hàng (tổng giá trị gói hỗ trợ là 300 tỷ đồng).

Tuy nhiên, do doanh thu thuần từ chuyển nhượng bất động sản giảm chỉ còn 1/3 cùng kỳ nên tổng doanh thu thuần giảm khá mạnh 26%, xuống 1.685 tỷ đồng.

Bù lại, doanh nghiệp chuyên kinh doanh trung tâm thương mại này lại đẩy mạnh cắt giảm chi phí. Trong kỳ, chi phí bán hàng của Vincom Retail giảm 34% xuống 60,7 tỷ đồng; đồng thời, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 22%. Riêng chi phí tài chính tăng 9,3% lên trên 79 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vincom Retail cũng ghi nhận khoản lợi nhuận khác 44 tỷ đồng trong quý vừa qua, gấp 6,4 lần cùng kỳ năm ngoái.

Nhờ các yếu tố trên mà lợi nhuận trước thuế của Vincom Retail ghi nhận mức giảm thấp hơn mức 26% của doanh thu thuần.

Theo vietnamfinance.vn – Thanh Long