Thứ Ba, 30/04/2024, 11:03
Trang chủ Blog Trang 4

Doanh nghiệp tăng cường nâng cao vai trò của phụ nữ trong toàn chuỗi cung ứng

0

Với cam kết mạnh mẽ về nâng cao quyền năng phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, Nestlé Việt Nam đang triển khai nhiều sáng kiến trong toàn chuỗi giá trị của công ty thông qua các chương trình như NESCAFÉ Plan và “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” tại Việt Nam.

NESCAFÉ Plan góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong canh tác cây cà phê.

Nhằm góp phần nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới tại nơi làm việc và trong toàn chuỗi giá trị, Nestlé Việt Nam đã đồng hành với Đối tác Phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo về giới trong chuỗi nông sản với chủ đề “Chia sẻ kinh nghiệm tăng cường vai trò phụ nữ trong một số chuỗi nông sản”.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT, cho biết: “Phụ nữ là một lực lượng lao động quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn. Việc nâng cao quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam ngày càng phát huy được năng lực, tiếp cận và thích nghi với cơ hội mới, có đóng góp quan trọng cho mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh của Việt Nam”.

Với vai trò là đơn vị tiên phong, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ những mô hình thực tế được áp dụng trong Chương trình NESCAFÉPlan, hướng tới mục tiêu nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới.

Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao của Nestlé Việt Nam, bên cạnh việc triển khai chương trình canh tác cà phê bền vững theo hướng nông nghiệp tái sinh nhằm nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt, giảm phát thải và hỗ trợ cải thiện thu nhập cho người nông dân, chương trình NESCAFÉ Plan được Nestlé triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011 đến nay còn góp phần nâng cao vai trò của phụ nữ trong canh tác cây cà phê bền vững.

Bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý Đối ngoại cấp cao Nestlé Việt Nam (thứ 4 từ trái qua phải), chia sẻ cùng các diễn giả tại hội thảo trong ngày 25/10.

Trong khuôn khổ chương trình NESCAFÉ Plan, công ty Nestlé tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức về canh tác cà phê bền vững cho người nông dân, đặc biệt khuyến khích sự tham gia của phụ nữ. Đối với lĩnh vực canh tác cà phê, phụ nữ thường là lao động trực tiếp. Vì thế việc lao động nữ nắm được các kỹ thuật canh tác sẽ đóng góp lớn vào thúc đẩy thực hành nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Nestlé chú trọng việc đào tạo đội ngũ nữ trưởng nhóm nông dân trồng cà phê, giúp họ trở thành cầu nối truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm canh tác của dự án cho các hộ nông dân khác. Tính đến năm 2022, thông qua NESCAFÉ Plan, có 274 nhóm nông dân (với 21.000 nông hộ tham gia) được thành lập, trong đó 30% trưởng nhóm nông dân là nữ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng giúp phụ nữ trang bị kiến thức quản lý tài chính nông hộ và sử dụng thành thạo ứng dụng số hóa để quản lý hoạt động kinh doanh thay thế việc quản lý bằng giấy tờ. Nhờ đó, có đến hơn 80% phụ nữ đã tham gia vào các quyết định đầu tư và sản xuất, cũng như quản lý các báo về tài chính của nông hộ giúp phụ nữ tự chủ trong quản lý kinh tế nông hộ và nâng cao vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội.

Cũng tại hội thảo, trong vai trò là một nữ trưởng nhóm tiêu biểu của Chương trình NESCAFÉ Plan, chị Mai Thị Nhung đã chia sẻ những câu chuyện về quá trình được khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ khi tham gia Chương trình. Tham gia từ năm 2015, và giữ vai trò trưởng nhóm nông dân từ năm 2019, chị Mai Thị Nhung, tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, hiện quản lý 72 nông dân thành viên, trong đó trên 42% nông dân thành viên là phụ nữ và người dân địa phương.

Trước đây, gia đình chị Nhung canh tác cà phê theo tập quán truyền thống của cha mẹ, với cây giống cũ, năng suất và chất lượng không cao. Tuy nhiên, các kỹ thuật canh tác bền vững được tập huấn thông qua NESCAFÉ Plan, như cách chọn giống cây trồng mới có năng suất cao, kháng sâu bệnh, kháng sâu bệnh, đã giúp gia đình đã tái canh và cải tạo thành công vườn cà phê già cỗi, nâng cao năng suất và chất lượng hạt cà phê.

Trong đó, các sáng kiến và kỹ thuật dễ dàng áp dụng được các chuyên gia nông nghiệp của Nestlé chia sẻ, như ủ vỏ cà phê làm phân vi sinh, đo độ ẩm của đất bằng chai nước, … đã giúp chị Nhung giảm 20-30% lượng phân bón hóa học, và tiết kiệm được 40-60% nước dùng cho tưới tiêu, giúp giảm chi phí tưới nước khoảng 1-2 lần so với trước đây. Chị cũng kết hợp các biện pháp làm cỏ bằng tay và bằng máy, không sử dụng thuốc trừ cỏ và các loại thuốc bảo vệ thực vật khác, giúp cải tạo đất và tăng tỷ lệ vi sinh vật trong đất, giúp đất tơi xốp hơn.

Nhờ kỹ thuật trồng xen canh hợp lý cây cà phê với các loại cây khác (cây hồ tiêu, cây muồng đen,…), sản lượng cà phê của nông trại gia đình chị Nhung trong năm 2022 đạt 3,5 tấn nhân/ ha (cao hơn mức 2,5 tấn/ ha trước đó), sản lượng tiêu đạt 2,5 tấn/ ha và sầu riêng 1,5 tấn, góp phần cải thiện thu nhập của gia đình.

Chị Mai Thị Nhung hướng dẫn về việc sử dụng vỏ chai nhựa để đo độ ẩm của đất trong quá trình canh tác, giúp tiết kiệm lượng nước tưới tiêu.

Không chỉ riêng gia đình chị Nhung, tính đến năm 2022, Nestlé đã hỗ trợ 21.000 hộ nông dân tiếp cận và thực hành sản xuất cà phê bền vững theo bộ tiêu chí 4C, triển khai tập huấn cho 330.000 lượt nông dân. Theo đó, thu nhập của người nông dân tăng lên 30 – 100% so với trước khi tham gia NESCAFÉ Plan.

Ngoài NESCAFÉ Plan, chương trình “Nestlé đồng hành cùng phụ nữ” trên cơ sở hợp tác chiến lược giữa Nestlé Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thu hút hơn 4.600 phụ nữ nông thôn trong giai đoạn 2020-2022. Chương trình đã giúp nâng cao quyền năng cho phụ nữ nông thôn, trang bị các kỹ năng kinh doanh đồng thời giúp phụ nữ có cơ hội tăng thêm thu nhập.

“Việt Nam đã ban hành Luật Bình đẳng giới và nhiều chính sách cụ thể hóa cam kết về bình đẳng giới, tuy nhiên cần thúc đẩy hơn nữa việc thực hiện trong thực tiễn. Chương trình NESCAFÉ Plan là điển hình của mô hình hợp tác 4 nhà trong nông nghiệp, đồng thời hiện thực hoá các cam kết về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ một cách hiệu quả, thông qua chương trình đào tạo nữ trưởng nhóm nông dân và mạng lưới nhà khoa học nữ” – Bà Trương Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Gia đình – Xã Hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo ngày 25/10.

Nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nestlé. Từ năm 2013, Tập đoàn Nestlé đã ký cam kết khẳng định ủng hộ Các Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ (Women’s Empowerment Principles – WEP) với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và UN Global Compact. Đến năm 2018, công ty Nestlé Việt Nam đã ký riêng một cam kết ủng hộ cụ thể tại Việt Nam. Mục tiêu là tăng cường bình đẳng giới và trao quyền để phụ nữ có thể tham gia trọn vẹn mọi hoạt động kinh tế tại nơi làm việc và cộng đồng, góp phần xây dựng một nền kinh tế mạnh hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, gia đình và xã hội.

Nestlé luôn cam kết đóng góp xây dựng một tương lai bền vững và các cộng đồng thịnh vượng nơi công ty có hoạt động kinh doanh, thông qua các chương trình tạo giá trị chung về bình đẳng giới, tạo cơ hội việc làm cho thế hệ trẻ, các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

David Nguyen

Nestlé Việt Nam tiếp tục được biểu dương vì thành tích đóng góp vào ngân sách nhà nước

0

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tiếp tục được ghi nhận về nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước kể cả trong giai đoạn 2020 – 2022 với nhiều thách thức đến từ đại dịch Covid-19.

Nestlé Việt Nam được nhận bằng khen từ Bộ Tài chính, nhờ những đóng góp cho kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước.

Tại Hội nghị biểu dương người nộp thuế “Nỗ lực vượt khó và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2020 – 2022” vào ngày 20-10, Nestlé Việt Nam được nhận bằng khen từ Bộ Tài Chính, nhờ những đóng góp cho kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia triển khai tốt các chương trình chuyển đổi số của ngành Tài chính, ngành Thuế.

Công ty tiếp tục thuộc Danh sách xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam (V1000) trong năm 2022. Đây cũng là lần thứ 7 liên tiếp Nestlé Việt Nam nằm trong Danh sách V1000 được Tổng cục Thuế (Bộ Tài Chính) xếp hạng, kể từ năm 2016, dựa trên cơ sở mức nộp thuế TNDN vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp hàng năm.

Trong giai đoạn 2020 – 2022, dù trong bối cảnh bùng phát đại dịch Covid-19 hay “bình thường mới”, hay phục hồi sau đại dịch, với nhiều khó khăn, thách thức cho xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, Nestlé Việt Nam luôn nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất và đảm bảo hàng hóa của công ty có thể lưu thông.

Đặc biệt, công ty vẫn duy trì việc làm ổn định và chương trình chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần toàn diện cho người lao động, gồm: Đảm bảo về mặt tài chính (lương bổng và phúc lợi); đảm bảo sự an toàn, sức khỏe về thể chất và tinh thần; tăng cường hoạt động ghi nhận và khen thưởng; tăng cường hoạt động kết nối với nhân viên.

Bên cạnh đó, công ty không ngừng thực hiện các chương trình hỗ trợ cộng đồng. Trong đó, tính riêng năm 2022, Nestlé Việt Nam đã đồng hành cùng các đối tác để đóng góp cho các hoạt động từ thiện, tặng các sản phẩm dinh dưỡng đến các hộ gia đình, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, với tổng giá trị gần 19 tỉ đồng.

Trong hai năm liên tiếp (2021 và 2022), Nestlé Việt Nam được ghi nhận là doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất. Bình chọn này thuộc Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Nestlé Việt Nam hiện có đội ngũ hơn 2.300 nhân viên, và tạo việc làm gián tiếp trong chuỗi cung ứng cho hơn 10.000 lao động.

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1995, Nestlé Việt Nam hiện vận hành 4 nhà máy và 2 trung tâm phân phối đặt tại tỉnh Đồng Nai và Hưng Yên, cùng đội ngũ hơn 2.300 nhân viên, đồng thời tạo việc làm gián tiếp trong chuỗi cung ứng cho hơn 10.000 lao động.

Trong gần 30 năm qua, Nestlé Việt Nam liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người hôm nay và những thế hệ mai sau.

Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nestlé Việt Nam đạt 730 triệu USD. Đồng thời, Nestlé thu mua khoảng 20% – 25% tổng lượng cà phê Việt Nam, với giá trị trung bình đạt 700 triệu USD/năm.

David Nguyen

Nestlé S-26 Ultima đồng hành cùng KidsPlaza trong ‘Festival Mẹ và Em bé 2023’

0

Với sứ mệnh hỗ trợ các mẹ Việt trong hành trình giúp con phát triển trí não toàn diện và lớn lên thông minh nhanh nhẹn, nhãn hàng Nestlé S-26 Ultima, công ty Nestlé Việt Nam đã đồng hành cùng KidsPlaza trong sự kiện “Festival Mẹ và Em bé 2023”.

“Festival Mẹ và Em bé 2023” là chuỗi sự kiện cộng đồng thường niên nhằm cung cấp kiến thức và hỗ trợ các mẹ bầu, mẹ bỉm sữa trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ và nuôi con khỏe mạnh toàn diện.

Sự kiện vừa diễn ra trong hai ngày 14 và 15/10/2023 tại Cung thể thao Quần Ngựa, thành phố Hà Nội. Qua sự kiện này, nhãn hàng mong muốn truyền tải những kiến thức hữu ích về phát triển trí não cho trẻ trong giai đoạn đầu đời, đồng thời giới thiệu sản phẩm dinh dưỡng khoa học cao cấp Nestlé S-26 Ultima 3.

“Festival Mẹ và Em bé 2023” là chuỗi sự kiện cộng đồng thường niên nhằm cung cấp kiến thức và hỗ trợ các mẹ trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ và nuôi con khỏe mạnh toàn diện.

Với vai trò đối tác đồng hành, nhãn hàng Nestlé S-26 Ultima thuộc công ty Nestlé Việt Nam tham dự sự kiện với mong muốn truyền tải những thông tin hữu ích cho các mẹ Việt hiện đại trong quá trình nuôi con, cụ thể là cung cấp kiến thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng trong việc phát triển não bộ của trẻ ở giai đoạn đầu đời.

Sự kiện do KidsPlaza tổ chức với chủ đề “Hành trình 15 năm phụng sự” đánh dấu cột móc 15 đồng hành cùng cộng đồng mẹ Việt.

“Đồng hành cùng KidsPlaza trong “Festival Mẹ và Em bé 2023” là một trong những hoạt động thường niên của Nestlé Việt Nam nhằm tiếp tục lan tỏa sứ mệnh hỗ trợ cha mẹ Việt xây dựng một thế hệ tương lai khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn.

Là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu lâm sàng về phát triển não bộ, chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ và chia sẻ kiến thức thiết yếu giúp phụ huynh phát triển tối đa tiềm năng trí não của trẻ.” – Bà Mankotia Mrinalini, Giám đốc Ngành hàng Dinh Dưỡng Trẻ Sơ Sinh & Trẻ Nhỏ của Nestlé Việt Nam, chia sẻ. 

Theo đó, tại sự kiện, Nestlé Việt Nam và nhãn hàng Nestlé S-26 Ultima đã tổ chức hoạt động Huấn luyện tư duy nhanh (Fast Thinking Method Coaching) dành cho phụ huynh và các bé, nhằm giới thiệu đa dạng phương pháp giúp phát triển toàn diện trí não của trẻ dựa trên chức năng của hai bán cầu não.

Cụ thể, qua những bài tập huấn luyện, cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về quá trình phát triển não bộ và tạo môi trường thích hợp cho trẻ lớn lên thông minh nhanh nhẹn hơn. Đồng thời, các bé sẽ được hỗ trợ phát triển tiềm năng não trái (khả năng ngôn ngữ và nhận thức) cùng não phải (trí nhớ, khả năng cảm nhận âm nhạc, nhận biết hình ảnh và tốc độ xử lý thông tin).

Diễn viên Đinh Ngọc Diệp cùng con tham gia trò chơi hỗ trợ phát triển trí não do nhãn hàng Nestlé S-26 Ultima tổ chức tại sự kiện.

Bên cạnh đó, nhãn hàng còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm khác cho mẹ và bé như photobooth chụp ảnh hay các trò chơi tương tác qua màn hình LED nhằm kích thích sự sáng tạo của trẻ. Ngoài ra, nhiều chương trình ưu đãi cũng được Nestlé Việt Nam mang đến để các bậc cha mẹ có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng đến từ Thụy Sĩ.

Đặc biệt, sản phẩm Nestlé S-26 Ultima 3 cũng được Nestlé Việt Nam giới thiệu tại sự kiện này với mong muốn được giúp đỡ các mẹ nuôi con phát triển trí não toàn diện thông qua việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu.

Đây được xem là sản phẩm dinh dưỡng khoa học đầu tiên trên thị trường được chứng minh lâm sàng với hợp chất độc quyền NUTRILEARN® Connect hỗ trợ tăng tốc độ kết nối não bộ giúp trẻ thông minh nhanh nhẹn hơn. Hợp chất này được Trung tâm nghiên cứu Nestlé Thụy Sĩ phối hợp phát triển cùng các cơ sở khoa học, y tế tiên tiến trên thế giới dựa trên nền tảng kiến thức về myelin và quá trình myelin hóa.

Theo các nghiên cứu, trong những năm đầu đời của trẻ cứ mỗi giây trôi qua có đến một triệu kết nối não bộ được hình thành nhờ vào dưỡng chất kết nối myelin – giúp kết nối não bộ truyền tín hiệu nhanh và hiệu quả.

Tận dụng điều này, NUTRILEARN® Connect được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu đã được chứng minh lâm sàng có khả năng tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2,5 lần nhờ tăng lượng bao myelin hình thành trong toàn bộ não lên đến 36%.

“KidsPlaza đánh giá cao sự đồng hành của Nestlé Việt Nam trong “Festival Mẹ và Em bé 2023” lần này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn ghi nhận và trân trọng những nỗ lực của công ty trong việc truyền tải kiến thức hữu ích về phát triển trí não của trẻ và cung cấp những sản phẩm dinh dưỡng khoa học uy tín cho cộng đồng mẹ Việt.” – Bà Đỗ Thị Duyến, Tổng giám đốc Công ty CP KidsPlaza, chia sẻ.

Các hoạt động của nhãn hàng Nestlé S-26 Ultima tổ chức tại sự kiện được các bậc phụ huynh tích cực hưởng ứng.

Sau sự thành công của “Festival Mẹ và Em Bé” tại Hà Nội, nhãn hàng Nestlé S-26 Ultima, công ty Nestlé Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành trong chuỗi sự kiện này của KidsPlaza ở TP.HCM vào ngày 25-26/11/2023 tại Nhà thi đấu đa năng quận 12, số 493 Dương Thị Mười, Phường Hiệp Thành, Quận 12.

Festival sẽ có 6 hoạt động chính bao gồm: Hoạt động đồng diễn Yoga, Hội thảo tiền sản, Kidslympic – Cuộc thi Bé bò, Khơi nguồn sáng tạo, Đêm hội cổ tích và hoạt động MegaSale. Sự kiện hứa hẹn sẽ là một sân chơi thú vị và bổ ích, nơi các mẹ có thể giao lưu, học hỏi và tích lũy những kiến thức hữu ích trên chặng đường làm mẹ.

Để tham dự “Festival Mẹ và Em bé 2023”, các ba/mẹ có thể đăng ký tại đây.

Anna Vi

Ngân hàng Shinhan Việt Nam và Bảo hiểm Samsung Vina ký kết hợp tác kinh doanh

0

Ngày 11/10, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Ngân hàng Shinhan) và Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (Bảo hiểm Samsung Vina) chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm bảo hiểm Tài sản của Bảo hiểm Samsung Vina tới các khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Shinhan.

Ông Kang GewWon – Tổng giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam và ông Ye Young Hae – Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Samsung Vina cùng quý vị đại biểu tại lễ ký kết hợp tác kinh doanh.

Trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác vừa được ký kết, các sản phẩm bảo hiểm Tài sản sẽ được triển khai phân phối thông qua hệ thống mạng lưới của Ngân hàng Shinhan trên toàn quốc, giúp các khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Shinhan tại Việt Nam tiếp cận một loạt dịch vụ bảo hiểm mới, với chuyên môn bảo hiểm của Bảo hiểm Samsung Vina.

Tại buổi lễ ký kết, Ông Kang GewWon, Tổng Giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam chia sẻ: “Tôi tin tưởng quan hệ hợp tác sẽ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh sẵn có của hai bên để từ đó giúp nâng cao năng lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng Shinhan và Bảo hiểm Samsung Vina trên thị trường.”

Ông Ye Young Hae, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina, chia sẻ: “Với chiến lược phát triển kinh doanh theo hướng tăng trưởng bền vững và hiệu quả, tập trung vào công tác quản trị rủi ro và chia sẻ rủi ro với khách hàng bằng các dịch vụ chất lượng cao, Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina và Ngân hàng Shinhan cho thấy sự tương đồng trong tầm nhìn và mục tiêu phát triển kinh doanh. Lễ ký kết này đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai bên và là tiền đề cho những thành công tiếp theo trong quan hệ hợp tác giữa Bảo hiểm Samsung Vina và Ngân hàng Shinhan.”

Hợp tác với Bảo hiểm Samsung Vina, Ngân hàng Shinhan kỳ vọng mang đến cho khách hàng doanh nghiệp những giá trị thiết thực.

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong những năm gần đây với tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng đều qua hàng năm. Trong đó, theo số liệu 6 tháng đầu năm 2023 của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh thu bảo hiểm tài sản chiếm tỷ trọng 29% và đạt mức tăng trưởng 10.9% so với cùng kỳ.

Thông qua mối quan hệ hợp tác với Bảo hiểm Samsung Vina – một trong những công ty bảo hiểm uy tín tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Shinhan kỳ vọng mang đến khách hàng doanh nghiệp những giá trị thiết thực, giúp khách hàng doanh nghiệp có thêm những lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp, cũng như tiếp cận các giải pháp ngân hàng toàn diện mà Ngân hàng mang lại.

Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (SVI) là liên doanh giữa Samsung Fire & Marine Insurance (SFMI) là một trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trên thế giới và Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) là nhà tái bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 2023, Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina tiếp tục nhận được đánh giá A++ từ tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế A.M.Best. Đây là xếp hạng năng lực tín dụng cao nhất trong tất cả các công ty Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Website: https://svi.com.vn/

Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Shinhan Việt Nam (Ngân hàng Shinhan) là ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc – thành viên của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan Financial Group – SFG). SFG là tập đoàn tài chính hàng đầu tại Hàn Quốc, được thành lập trên nền tảng của Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc, Quỹ đầu tư Shinhan và Công ty Quản lý Đầu tư Shinhan.

SFG được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) và Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE).

Năm 2023, Ngân hàng Shinhan được Global Business Review Magazine trao tặng giải thưởng Ngân hàng bán lẻ nước ngoài tốt nhất Việt Nam; Ngân hàng nước ngoài tốt nhất trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam do tạo chí International Business Magazine bình chọn và giải thưởng Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam do tạp chí World Economic trao tặng và giải thưởng Ngân hàng Doanh Nghiệp Phát triển nhanh nhất Việt Nam do Tạp Chí Global Banking &Finance trao tặng.

Website: https://shinhan.com.vn/

Anna Vi

Chính phủ cùng khối Doanh nghiệp Tư nhân tại Thái Lan đề xuất 4 chiến lược trọng tâm hướng đến xã hội carbon thấp

0

Hơn 500 đại diện từ Chính phủ, khối doanh nghiệp tư nhân và xã hội dân sự Thái Lan đã cùng SCG đề xuất “4 cách tiếp cận thúc đẩy Thái Lan hướng đến một Xã hội carbon thấp” trình lên Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: Công cụ tăng tốc Đóng góp do quốc gia tự quyết định, Thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn, Chuyển đổi năng lượng và Chuyển dịch năng lượng công bằng.

Đây là nỗ lực chung nhằm đạt được mục tiêu Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2065.

Hơn 500 đại diện từ Chính phủ, khối doanh nghiệp tư nhân và xã hội dân sự đã cùng SCG đề xuất “4 cách tiếp cận thúc đẩy Thái Lan hướng đến một Xã hội carbon thấp” tại Hội nghị.

Các chiến lược cụ thể sau: 1) Công cụ tăng tốc Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC – Nationally Determined Contributions) (NDC Accelerator) thông qua hợp tác đa phương để xây dựng mô hình “Saraburi Sandbox” – thành phố phát thải carbon thấp kiểu mẫu đầu tiên tại Thái Lan. Sáng kiến này được thiết kế nhằm mục đích kích thích nền kinh tế thông qua các ngành công nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững và du lịch sinh thái;

2) Thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn bằng việc đưa kinh tế tuần hoàn trở thành chương trình nghị sự quốc gia, tạo ra giá trị kinh tế từ các vật liệu tái chế, tập trung vào ba ngành công nghiệp nòng cốt: bao bì, công nghiệp ô tô và xây dựng;

3) Chuyển đổi năng lượng bằng cách gỡ bỏ các hạn chế, tự do hóa việc sản xuất và kinh doanh năng lượng sạch thông qua hiện đại hóa lưới điện, phát triển công nghệ lưu trữ pin cho năng lượng sạch và thúc đẩy các nguồn năng lượng thay thế;

4) Chuyển dịch năng lượng công bằng bằng cách hỗ trợ các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trở nên tự lực thông qua việc trau dồi kiến thức, nâng cao công nghệ phát thải carbon thấp và tiếp cận các nguồn tài chính xanh. Bốn đề xuất này đều hướng đến việc định hướng nền kinh tế Thái Lan theo  mô hình carbon thấp.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG, cho biết: “Chúng ta hiện đang bước vào kỷ nguyên ‘Nung nóng Toàn cầu’ với những tác động tức thì và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi khía cạnh của cuộc sống trên toàn thế giới, bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trường.

Trước tình hình đó, SCG đã mời hơn 500 đại diện từ Chính phủ, khối doanh nghiệp tư nhân và xã hội dân sự cùng nhau đưa ra các giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Những khuyến nghị này sẽ được trình lên Thủ tướng Thái Lan tại Hội nghị chuyên đề ESG 2023.”

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG chia sẻ những vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên ‘Nung nóng Toàn cầu’.

Ông Thammasak Sethaudom, Phó Chủ tịch Điều hành tập đoàn SCG, cho biết: “Tất cả các bên hữu quan đều mong muốn chung tay nỗ lực nhằm mở rộng nền kinh tế Thái Lan bên cạnh mục tiêu đạt được phát thải khí nhà kính bằng 0.

Mục tiêu của chúng tôi là hiện thực hoá quá trình chuyển đổi của Thái Lan thành xã hội carbon thấp, với 4 chiến lược hợp tác được đề xuất như sau: 1) Công cụ tăng tốc Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với kế hoạch chuyển đổi ‘Saraburi Sandbox’ – thành phố đang đối mặt với những thử thách môi trường, trở thành thành phố kiểu mẫu carbon thấp đầu tiên của Thái Lan, với nòng cốt là các ngành công nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững và du lịch sinh thái;

2) Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn bằng việc ưu tiên áp dụng kinh tế tuần hoàn và đưa chủ đề này vào chương trình nghị sự quốc gia. Hiện tại, ba ngành công nghiệp trọng tâm cho kinh tế tuần hoàn bao gồm ngành bao bì, ô tô và xây dựng. Việc ưu tiên chiến lược này ở cấp độ quốc gia sẽ là động lực thúc đẩy các ngành khác tăng cường nỗ lực, từ đó nâng cao giá trị kinh tế;

3) Chuyển đổi năng lượng sạch và bền vững, mở khóa các hạn chế bằng cách chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch hiện hữu và tiện lợi. Điều này liên quan đến việc tự do hóa kinh doanh điện sạch thông qua hiện đại hóa lưới điện, tăng cường đầu tư vào công nghệ lưu trữ năng lượng và hỗ trợ các nguồn năng lượng thay thế, bao gồm hydro, nhiên liệu sinh học, chất thải cộng đồng và cây trồng năng lượng;

Và 4) Chuyển dịch năng lượng công bằng bằng cách trao quyền cho tất cả mọi người, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương, thông qua việc nâng cao nhận thức, tạo điều kiện tiếp cận các công nghệ giảm thiểu phát thải carbon và cung cấp các nguồn tài chính môi trường. Tôi tin rằng, nếu mọi lĩnh vực hợp tác dựa trên những khuyến nghị này, nền kinh tế Thái Lan sẽ hướng tới phát thải carbon thấp, đảm bảo cân bằng môi trường. Điều này phù hợp với triết lý của nền kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy) và mô hình Kinh tế sinh học tuần hoàn xanh (Bio-Circular-Green Economy – BCG).”

Ông Kitipong Promwong, Chủ tịch Văn phòng Hội đồng Chính sách Đổi mới, Khoa học, Nghiên cứu, Giáo dục Bậc cao Đại học Quốc gia, (NXPO) bày tỏ: “Chúng tôi đặt mục tiêu phát triển dự án “Saraburi Sandbox” trở thành mô hình thành phố với lượng phát thải carbon thấp và đạt phát thải ròng bằng không (Net Zero) đầu tiên của Thái Lan.

Tuy nhiên, vì Saraburi là nơi quy tụ các ngành công nghiệp nặng, gắn liền với những vấn đề môi trường đáng lưu tâm nên đây là thách thức lớn cần phải vượt qua. Việc chuyển đổi thành công Saraburi trở thành thành phố carbon thấp hoặc đạt mục tiêu về Phát thải ròng bằng 0 đòi hỏi hợp tác liên ngành và đổi mới liên tục. Để từ đây, Saraburi sẽ trở thành mô hình kiểu mẫu cho các tỉnh thành khác áp dụng.” 

Trong lĩnh vực công nghiệp, chúng ta cần chuyển đổi sang hướng công nghiệp xanh và tích cực đầu tư để tối đa hóa việc sử dụng năng lượng sạch, đồng thời thúc đẩy sử dụng và xuất khẩu các sản phẩm xanh, như xi măng carbon thấp và Hạt năng lượng sinh học (Bio Energy Pellets).

Trong khi đó, ngành nông nghiệp cũng đang dần ứng dụng các phương pháp nông nghiệp bền vững. Chẳng hạn như kỹ thuật tưới khô ngập luân phiên (AWD – Alternate wetting and drying) trong canh tác lúa nhằm giảm lượng tiêu thụ nước, chi phí và lượng khí thải nhà kính. Những nỗ lực trên cũng bao gồm việc trồng cỏ voi (Napier grass) trên những khu vực đất không còn khả năng canh tác để tạo nên nguồn năng lượng thay thế.

Hoạt động này không chỉ giảm hàm lượng carbon phát thải mà còn góp phần đảm bảo sinh kế cho người dân. Ngoài ra, việc thiết lập 38 khu rừng cộng đồng trên toàn thành phố sẽ giúp tăng cường không gian xanh hấp thụ carbon, tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương”.

Bà Panrat Phechpakdee, Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan – FTI , nhấn mạnh: “Để đạt được thành công như Thụy Điển và Phần Lan, kinh tế tuần hoàn cần trở thành một trong những nhiệm vụ quốc gia và cần được triển khai rộng rãi trên khắp Thái Lan.

Trong đó, ba ngành công nghiệp chủ chốt là bao bì, ô tô và xây dựng đã đi tiên phong và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Để nhân rộng thành công ở các lĩnh vực khác, việc ban hành luật, chính sách và chuẩn hóa hệ thống phân loại, thu gom rác thải trên toàn quốc là điều tất yếu. Hơn nữa, chúng ta cần thiết lập một hệ sinh thái để tăng cường lợi ích đầu tư và phát triển công nghệ liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Hệ sinh thái này bao gồm việc khuyến khích sử dụng các sản phẩm xanh được làm từ nguyên liệu tái chế hoặc sinh học, ban hành chính sách quy định số lượng cụ thể và chỉ đạo các cơ quan công quyền ưu tiên sử dụng các sản phẩm này nhằm nhân rộng nhận thức và sự ủng hộ của người dân”.

Bà Panrat Phechpakdee, Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan đề xuất thiết lập một hệ sinh thái để tăng cường lợi ích đầu tư và phát triển công nghệ liên quan đến kinh tế tuần hoàn.

Ông Charoenchai Chaliewkriengkrai, Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Tỉnh Saraburi, cho biết: “70% khí thải nhà kính tại Thái Lan đến từ lĩnh vực năng lượng. Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0, chúng ta cần chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch có hàm lượng carbon cao sang nguồn năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, nỗ lực hợp tác sâu rộng cũng là tiền đề quan trọng để giải quyết những hạn chế, nâng cao an ninh năng lượng và tính bền vững trong nước, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng cách tự do hóa thương mại năng lượng điện sạch thông qua hiện đại hóa hệ thống lưới điện. Lĩnh vực công và tư nhân nên tận dụng chung mạng lưới điện để tiếp cận đường truyền dễ dàng và thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích đầu tư phát triển các công nghệ lưu trữ pin hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thúc đẩy sản xuất theo mô hình kiểm soát S-Curve mới và tận dụng không gian trống cho các hình thức lưu trữ năng lượng khác nhau, đơn cử như: thủy năng, nhiệt năng, cơ năng và hóa năng.

Ngoài ra, chúng ta cần phát triển các nguồn năng lượng thay thế mới để đưa vào kế hoạch năng lượng quốc gia, chẳng hạn như năng lượng hydro có nguồn gốc từ thực vật, chất thải cộng đồng và chất thải công nghiệp. Cùng với đó là sửa đổi các chính sách để khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng sạch. Đến năm 2050, mục tiêu sử dụng điện từ các nguồn năng lượng thay thế sẽ tăng từ 13% lên 50%.

Bà Jitsai Santaputra, nhà hoạt động môi trường và là Đại sứ Thanh niên toàn cầu về SDG7 ở khu vực Đông Nam Á bày tỏ: “Để quá trình chuyển đổi sang xã hội carbon thấp ở Thái Lan được diễn ra thuận lợi, chúng ta cần đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là các nhóm/ đối tượng dễ bị tổn thương như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người lao động, nông dân và cộng đồng – những người bị hạn chế về nguồn lực cũng như hiểu biết về những thay đổi cần thiết để thích ứng trong điều kiện mới.

Chúng ta cần phân loại các nhóm bị ảnh hưởng và cung cấp hỗ trợ phù hợp theo nhu cầu của họ. Hợp tác đa ngành được đánh giá là cần thiết trong việc hỗ trợ các nhóm đối tượng này nâng cao nhận thức, tiếp cận công nghệ carbon thấp cũng như các nguồn quỹ tài trợ cho môi trường ở trong nước và quốc tế (với tổng giá trị lên đến 52 nghìn tỷ Baht).

Qua đó, tôi đề xuất Thái Lan nên đặt mục tiêu ngân sách tài trợ 350 tỷ baht mỗi năm cho các dự án chuyển đổi sang xã hội carbon thấp. Chẳng hạn như quỹ đổi mới quản lý nước cho nông dân để ứng phó với biến đổi khí hậu, hay quỹ tái tạo và mở rộng rừng là những hoạt động góp phần mang lại doanh thu thông qua trao đổi tín chỉ carbon. Hơn nữa, chúng ta nên tập trung phát triển kỹ năng và chuyên môn cho người lao động bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi này, qua đó giúp họ thích nghi kịp thời và trở nên tự chủ trước những thay đổi trong tương lai.”

“Các đề xuất này sẽ được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ trong Hội nghị chuyên đề ESG 2023, diễn ra vào ngày 5 tháng 10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Queen Sirikit. Tôi tin rằng nếu mọi lĩnh vực thực sự hợp tác và kết hợp nỗ lực của mình không chỉ ở mục tiêu cá nhân hoặc tổ chức, mà còn tập trung vào sự sống còn của quốc gia và hành tinh, chúng ta có thể cùng nhau thúc đẩy các chuyển đổi để giải quyết khủng hoảng nóng lên toàn cầu mà đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Nền kinh tế Thái Lan chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ để hướng tới xã hội carbon thấp,” ông Thammasak kết luận.

Ông Thammasak Sethaudom, Phó Chủ tịch Điều hành tập đoàn SCG, chia sẻ 4 chiến lược hợp tác nhằm thúc đẩy thay đổi hướng đến xã hội carbon thấp tại Thái Lan.

Hội nghị chuyên đề ESG 2023 kỷ niệm năm thứ 11 được tổ chức, mang chủ đề “Thúc đẩy Thay đổi hướng tới một Xã hội Carbon thấp”, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Sirikit.

Hội nghị dự kiến thu hút hơn 1.500 khách tham dự đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự kiện có sự góp mặt của các diễn giả nổi tiếng trên thế giới với những chia sẻ từ kinh nghiệm và quan điểm đa chiều. Người tham dự còn có thể tham quan triển lãm về các dự án hợp tác và công nghệ sáng tạo dành cho xã hội carbon thấp từ các tổ chức hàng đầu trên toàn thế giới.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập đường link www.scg.com.

Jennifer Tran

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

0

Ngày 4/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 916/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Công điện nêu: Sau gần 06 năm triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) và qua 03 đợt thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra EC, kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, sau đợt thanh tra lần thứ 3 (vào tháng 10 năm 2022) của EC đến nay, kết quả triển khai các khuyến nghị của EC tại địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU như: (i) Tiếp tục để xảy ra tình trạng tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; (ii) Thực thi pháp luật, xử phạt các hành vi vi phạm khai thác IUU còn chưa nghiêm; (iii) Chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản; (iv) Chậm triển khai xử lý đối với các phát hiện của EC tại đợt thanh tra lần thứ 3 liên quan đến một số tàu cá nhập khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và cảng cá xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác có dấu hiệu vi phạm quy định IUU…

Nếu không sớm giải quyết dứt điểm hiện trạng vi phạm khai thác IUU như hiện nay, không những không gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng” mà nguy cơ bị cảnh báo “Thẻ đỏ” là rất cao, trách nhiệm chính thuộc về người đứng đầu chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành và lực lượng chức năng tại địa phương chưa hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Để quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt thanh tra lần thứ 4 của EC (từ ngày 10 đến 18 tháng 10 năm 2023), không để ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Thủy sản, đời sống sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển; đặc biệt là làm giảm uy tín, vị thế, hình ảnh của quốc gia, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ban, bộ, ngành và địa phương có liên quan cần phải đặt trách nhiệm cao nhất tại thời điểm hiện nay, nghiêm túc chấn chỉnh, tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU giao tại Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2023, Công điện số 265/CĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2023 và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan; từ nay đến trước khi Đoàn Thanh tra của EC sang kiểm tra thực tế tại Việt Nam lần thứ 4 cần tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách sau:

1. Các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan đảm bảo nguồn lực, kinh phí khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế; chuẩn bị nội dung và các điều kiện tốt nhất để đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 4. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không dung túng, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vì lợi ích riêng cố tình thực hiện hành vi trái phép làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

– Tiếp tục tổ chức các Đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC, đặc biệt là chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong việc đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.

– Trong quá trình Đoàn Thanh tra EC công tác tại Việt Nam, tận dụng mọi cơ hội giải thích, chứng minh cho Đoàn Thanh tra EC hiểu, nắm được hoàn cảnh, điều kiện ngành thủy sản Việt Nam, quyết tâm của Chính phủ, nỗ lực của các cơ quan liên quan của Việt Nam trong chống khai thác IUU để trên cơ sở đó Đoàn có ý kiến ủng hộ gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” tại đợt thanh tra lần này.

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả sau khi Đoàn Thanh tra EC kết thúc làm việc tại Việt Nam.

3. Bộ Quốc phòng:

– Tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh, kiên quyết ngăn chặn không để tái diễn tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài:

+ Tăng cường lực lượng chức năng, phối hợp với chính quyền địa phương nắm chắc các địa bàn trọng điểm, đối tượng có nguy cơ cao vi phạm, theo dõi, chặn ngay từ bờ và tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển giáp ranh với các nước, tại các đảo, cửa sông, cửa lạch, xử lý triệt để các đối tượng tham gia khai thác hải sản không tuân thủ quy định pháp luật.

+ Rà soát, củng cố lại toàn bộ danh sách, hồ sơ dữ liệu xử phạt tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất số liệu tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử lý; đặc biệt là số liệu tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

– Chỉ đạo các lực lượng chức năng:

+ Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các thủ tục cho Đoàn Thanh tra EC và Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cảng biển chỉ định do Bộ Quốc phòng quản lý thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng (Hiệp định PSMA) cho tàu nước ngoài cập cảng để thực hiện chương trình làm việc theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra EC.

+ Tăng cường lực lượng biên phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, cảng vụ tại cảng biển chỉ định thực hiện Hiệp định PSMA và cơ quan quản lý thủy sản tại cảng cá để chuẩn bị tốt nội dung, phương án làm việc với Đoàn Thanh tra EC.

+ Rà soát, lưu trữ hồ sơ đảm bảo thống nhất số liệu kiểm soát tàu cá giữa lực lượng biên phòng và cảng cá tại địa phương, kịp thời cung cấp hồ sơ xử lý các hành vi khai thác IUU theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra EC; cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt vào hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

4. Bộ Công an: Đảm bảo an toàn, an ninh trước, trong và sau thời gian Đoàn Thanh tra EC làm việc tại Việt Nam.

5. Bộ Ngoại giao: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc đón, tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra EC.

6. Bộ Tài chính: Chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải… trong trao đổi thông tin, cung cấp hồ sơ liên quan trong việc thực hiện quy định của Hiệp định PSMA và kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu bằng tàu Container.

7. Bộ Giao thông vận tải:

– Chỉ đạo các cảng biển chỉ định phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan chuẩn bị kỹ hồ sơ kiểm soát sản phẩm thủy sản khai thác của tàu nước ngoài cập cảng theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hiệp định PSMA.

– Bố trí nguồn lực, địa điểm và các điều kiện cần thiết khác để tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra EC tại các cảng biển chỉ định.

8. Bộ Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan định hướng thông tin tuyên truyền, chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền về nỗ lực phòng, chống khai thác IUU của Việt Nam.

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng quy định pháp luật trong công tác quản lý tàu cá, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác và thực thi pháp luật, xử lý vi phạm, cụ thể:

– Đảm bảo nắm được toàn bộ số lượng tàu cá của địa phương; nắm rõ, cập nhật hiện trạng hàng ngày đối với các tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác (tàu đang neo đậu ở đâu, tình trạng tàu…).

– Chỉ đạo lực lượng biên phòng kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá của tỉnh và tàu cá của tỉnh khác phải đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định; đặc biệt thiết bị VMS trên tàu cá từ 15 mét trở lên phải mở máy, hoạt động bình thường từ lúc rời cảng, đến khi cập cảng.

– Điều tra, xác minh, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm về VMS, trước mắt tập trung xử lý 100% tàu cá có chiều dài 24 mét trở lên vi phạm theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Tổng hợp danh sách, tổ chức làm việc trực tiếp với từng chủ tàu để hướng dẫn thủ tục, thực hiện đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép và cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase).

– Khẩn trương xây dựng chi tiết kế hoạch, chương trình, nội dung đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 4; chuẩn bị kỹ hồ sơ, tài liệu liên quan, công tác hậu cần, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Đoàn Thanh tra EC đảm bảo đạt kết quả tốt nhất; đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Đoàn Thanh tra EC trong thời gian làm việc.

– Bố trí địa điểm, cán bộ nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, khả năng trình bày báo cáo và trả lời các yêu cầu của Đoàn Thanh tra EC; rà soát, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ cả bản giấy và trên phần mềm điện tử đảm bảo hồ sơ thực hiện được liên kết theo chuỗi truy xuất được nguồn gốc, lưu trữ khoa học để dễ dàng truy xuất, cung cấp kịp thời theo yêu cầu của Đoàn Thanh tra EC (đặc biệt là tại cảng cá, Chi cục Thủy sản, Văn phòng thanh tra kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá, lực lượng biên phòng, doanh nghiệp xuất khẩu…), tránh để xảy ra các tình huống bị động, sai xót ảnh hưởng đến kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra EC.

10. Các bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

Phát động học bổng SCG Sharing The Dream 2023 dành cho học sinh, sinh viên

0

Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp cùng tập đoàn SCG và Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên TP.HCM (SAC) phát động triển khai học bổng SCG Sharing The Dream năm 2023 dành cho học sinh, sinh viên toàn quốc.

Chương trình năm nay hướng đến hỗ trợ và đồng hành cùng 100 sinh viên đại học và 100 học sinh cả nước có ý chí vươn lên trong cuộc sống và không ngừng đóng góp cho cộng đồng thông qua các dự án về môi trường và xã hội. Với tổng giá trị học bổng lên đến 2,7 tỷ đồng cùng các chương trình đào tạo về tư duy bền vững cho sinh viên, học sinh.

Giáo dục là nền tảng cho tương lai, là bệ phóng vững chắc cho thế hệ trẻ thay đổi cuộc sống. Học bổng SCG Sharing The Dream 2023 không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính mà còn tạo cơ hội cho các bạn trẻ khai phá tiềm năng và theo đuổi ước mơ.

Thông qua việc hỗ trợ trao tặng học bổng “SCG Sharing the dream” góp phần tạo nên một cộng đồng lành mạnh, giúp đỡ nhau trong các thế hệ học bổng để đạt kết quả học tập, rèn luyện tốt; xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương và đất nước, lan toả những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.

Đồng thời, là dịp để học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình trải nghiệm tại các công ty thành viên của Tập đoàn SCG. Tạo tiền đề cho các hoạt động hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng trong tương lai.

Với tinh thần ươm mầm cho những thay đổi tích cực, Học bổng SCG Sharing The Dream 2023 với chủ đề “Thế hệ kiến tạo ước mơ vững bền từ những thách thức” dành 100 suất học bổng ươm mầm cho các em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước, cùng với các học bổng thường niên của Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương mang đến nhiều cơ hội học tập cho các em và tạo môi trường cho các em phát triển toàn diện.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương chia sẻ: “Mỗi năm, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã triển khai tổ chức rất nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh thiếu nhi, chúng tôi rất vui khi được hợp tác và đồng hành với tập đoàn SCG trong một dự án ý nghĩa như vậy, không chỉ hỗ trợ các em sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi ước mơ học vấn mà còn trang bị cho các em tư duy về tương lai bền vững.

Sự hợp tác trong việc phát triển con người sẽ gặt hái được nhiều kết quả tích cực, tạo sức lan toả lớn trong toàn xã hội, từ đó tạo ra những giá trị thúc đẩy thế hệ trẻ Việt Nam –  chủ nhân tương lai của đất nước ra sức rèn đức luyện tài, cố gắng phấn đấu và học tập, tu dưỡng đạo đức, tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, giàu đẹp, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và khát vọng hùng cường của dân tộc Việt Nam”.

Cùng với chủ đề phát động Học bổng SCG Sharing The Dream 2023, học bổng sẽ trao 100 suất cho sinh viên tại các trường đại học công lập trên toàn quốc thuộc các chuyên ngành: Kỹ thuật, Thiết kế, Môi trường và Kinh tế (Marketing, Quản trị kinh doanh, Kế toán).

Nhằm mang đến cho sinh viên nhận học bổng có trải nghiệm thực tế cũng như góc nhìn thiết thực về dây chuyền sản xuất, kết nối lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, học bổng Sharing The Dream 2023 sẽ tổ chức các chuyến tham quan nhà máy/ văn phòng làm việc tại các công ty thành viên của SCG. Một trong những yếu tố cốt lõi của chương trình là tìm hiểu về phát triển bền vững chuyên sâu.

Theo đó, sinh viên sẽ được bắt tay vào quá trình bồi dưỡng kiến thức và hiểu được cách vận hành ESG trong một tập đoàn. Các bạn sẽ có cơ hội cùng nhau xây dựng ý tưởng và thực hiện các dự án cộng đồng dưới sự hướng dẫn của ban cố vấn cũng như hỗ trợ triển khai thực tế. Sự thấu hiểu sâu sắc này sẽ giúp các bạn trở thành đội ngũ tiên phong trong việc thực hành trách nhiệm kinh doanh.

“Với tình hình hiện nay của thế giới, chúng ta đang đối mặt với rất nhiều thách thức từ bất bình đẳng, môi trường, đại dịch, xung đột và nhiều vấn đề không mong đợi khác. Tại SCG, chúng tôi luôn tin tưởng vào giá trị của mỗi cá nhân, đặc biệt là tiềm năng của các bạn trẻ. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của đất nước khi thế hệ trẻ đang trở thành một “chất xúc tác” mạnh mẽ cho quá trình chuyển mình của xã hội.

Hơn nữa, trong hành trình theo đuổi mục tiêu bền vững, SCG đã và đang áp dụng chiến lược ESG 4Plus: Hướng đến phát thải ròng bằng không (Net Zero), Phát triển xanh (Go Green), Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) và Thúc đẩy hợp tác (Embrace Collaboration). Mục tiêu của học bổng “Sharing The Dream” hằng năm của chúng tôi là đồng hành, trao cơ hội giáo dục bình đẳng và sẻ chia tư duy ESG cho thế hệ trẻ.

Từ đó khuyến khích sự phát triển của mỗi cá nhân và góp phần nuôi dưỡng các bạn trở thành những công dân toàn cầu có trách nhiệm” – Ông Praween Wirotpan, Tổng Giám đốc công ty TNHH SCG Việt Nam chia sẻ.

Trọng tâm học bổng là cam kết nuôi dưỡng sự phát triển toàn diện của học sinh – sinh viên Việt Nam. Để từ đó, bên cạnh sự tiếp sức trên con đường học vấn, các bạn sẽ có cơ hội tham gia các khóa đào tạo toàn diện nhằm trang bị kỹ năng và nâng cao giá trị bản thân để vươn xa  trong học tập, định hình tư duy bền vững. Cùng với đó là nguồn hỗ trợ tài chính để các bạn hiện thực hóa các dự án vì cộng đồng.

Là hai đại diện tiêu biểu trong nhóm sinh viên nhận học bổng SCG Sharing The Dream 2022, Trọng Tính và Cẩm Ly đã trau dồi những kỹ năng cần thiết và phát triển các dự án bền vững hướng tới cộng đồng.

Trọng Tính đã thực hiện dự án “Thời trang bền vững”, với mục tiêu thúc đẩy lợi ích của việc tái chế quần áo cũ, truyền cảm hứng cho cộng đồng tái sử dụng những món đồ này thành những sản phẩm mới và sáng tạo, đồng thời khuyến khích tinh thần tái chế trong ngành thời trang. Trong khi đó, Cẩm Ly đã phát triển dự án “Thư viện xanh”, với mục tiêu chính là giảm bất bình đẳng trong giáo dục, từ đó giúp trẻ em khó khăn có cơ hội tiếp cận tri thức dễ dàng hơn.

Học bổng đã tiếp sức giúp Trọng Tính và Cẩm Ly xuất sắc đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Bên cạnh đó, các khoá tập huấn ESG của SCG cũng mang lại động lực để  các bạn tích cực tham gia vào nhiều hoạt động ESG khác nhau trong nước và quốc tế, đặc biệt là truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai. Với những thành tích nổi bật này, cả Trọng Tính và Cẩm Ly đã trở thành Đại sứ ESG 2023, đồng hành cùng SCG trong sứ mệnh lan toả tinh thần ESG rộng khắp.

Trọng Tính chia sẻ: “Học bổng và sự hỗ trợ tài chính của SCG đã giúp ước mơ của tôi thành hiện thực. Thông qua các chương trình đào tạo và tiếp cận với tư duy ESG, tôi được mở mang góc nhìn và kiến thức hữu ích. Chiến thắng trong cuộc thi Đại sứ ESG và đại diện cho Việt Nam tại Hội nghị chuyên đề ESG ở Thái Lan là những trải nghiệm mang cho tôi bước chuyển mình lớn. Từ đó thúc đẩy tôi hướng đến những cam kết sâu sắc hơn trong việc cống hiến vì những thay đổi tích cực cho cộng đồng”.

Những câu chuyện thành công này là nguồn cảm hứng, động lực mạnh mẽ cho thế hệ trẻ chuyển từ “mong muốn” sang “sẵn sàng” thay đổi và từng bước chạm đến mục tiêu của mình. Chúng tôi tin rằng khi mở ra cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng và nuôi dưỡng tiềm năng của những nhân tố triển vọng, chúng tôi có thể mang đến nhiều thay đổi tích cực và góp phần kiến tạo một tương lai tươi sáng, tốt đẹp và công bằng hơn cho cộng đồng.

Học bổng SCG Sharing The Dream là một trong những lời cam kết dài hạn cho sự đồng hành phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục suốt 16 năm qua kể từ những ngày đầu thành lập. Các bạn sinh viên tiềm năng hãy nhanh tay đăng ký Học bổng SCG Sharing The Dream 2023 đến hết ngày 22/10/2023.

Để nộp hồ sơ và xem thêm thông tin chi tiết, hãy truy cập tại: https://263.org.vn/pDkJS.

Fanpage SCG Vietnam: https://www.facebook.com/scgpassionforbettervn

Fanpage Hội đồng Đội Trung ương: https://www.facebook.com/hoidongdoitw

Ban Tổ chức rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc đưa tin về chương trình.

Thông tin chi tiết:
Đối với hồ sơ học sinh liên hệ đồng chí Cao Thị Ánh Tuyết, Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, điện thoại: 0967.510.473
Đối với hồ sơ sinh viên liên hệ Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM, điện thoại: 028.3827.4709

Anna Vi

LiuGong mở công ty tại Việt Nam

0

Lễ khai trương Công ty TNHH LiuGong Machinery Việt Nam vừa được tổ chức tại khách sạn Intercontinental Landmark 72, sáng 4/10.

Tập đoàn LiuGong, công ty mẹ của LiuGong Machinery Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc với 65 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy móc công trình.

Sự kiện khai trương LiuGong Việt Nam tại Hà Nội là một bước tiến của LiuGong trong việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn cầu, trở thành một trong những tập đoàn cung ứng máy công trình dẫn đầu tại Việt Nam.

Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều khách mời, bao gồm các lãnh đạo cấp cao của tập đoàn LiuGong, các, cơ quan báo chí và các doanh nghiệp đối tác. Ảnh: LiuGong Việt Nam.

Doanh nghiệp xác định chiến lược phát triển bền vững, hướng tới chất lượng và trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, thông qua công nghệ tiên tiến và giải pháp toàn diện. Điều này khẳng định sự đồng hành của LiuGong cùng tiến trình phát triển kinh tế, xây dựng của Việt Nam – thị trường được xem là trọng tâm trong chiến lược phát triển của LiuGong tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Phát biểu tại buổi lễ khai trương, Chủ tịch Tập đoàn LiuGong, ông Zeng GuangAn cho rằng, đây là cột mốc đáng nhớ đối với hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của LiuGong. Việt Nam là một trong những thị trường nước ngoài đầu tiên của LiuGong trong suốt 20 năm qua.

Ông Zeng GuangAn – Chủ tịch Tập đoàn LiuGong. Ảnh: LiuGong Việt Nam.

“Nền kinh tế năng động trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng cam kết đầu tư của Chính phủ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp, bất động sản thương mại, xây dựng nhà ở và công nghiệp khai thác mỏ…, đã thúc đẩy nhu cầu về máy móc xây dựng tại Việt Nam”, ông Zeng GuangAn nói.

Chủ tịch Tập đoàn LiuGong cũng cho rằng đây là cơ hội mở rộng thị trường cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong đó có LiuGong. Tương lai, tập đoàn mong muốn hợp tác chặt chẽ với mạng lưới đại lý để cung cấp cho khách hàng Việt những thiết bị chất lượng và tiêu chuẩn dịch vụ cao.

Để hiện thực hóa mục tiêu, Phó chủ tịch Tập đoàn LiuGong Luo Guobing (phụ trách hoạt động kinh doanh quốc tế của tập đoàn LiuGong tại nước ngoài) cho biết, các dòng sản phẩm và giải pháp toàn diện của LiuGong đã có mặt tại Việt Nam.

LiuGong Việt Nam sẽ hợp tác với các đại lý địa phương để cung cấp đầy đủ các thiết bị cũng như dịch vụ hậu mãi hiệu quả và nhanh chóng nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Đơn vị cũng sẽ thành lập một đội ngũ chuyên nghiệp tại địa phương để hỗ trợ tốt nhất cho các đại lý và khách hàng, bao gồm kinh doanh, cải tiến sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, đào tạo kỹ thuật và hỗ trợ tài chính.

Bấm nút khai trương công ty TNHH LiuGong Machinery Việt Nam. Ảnh: LiuGong Việt Nam.

“Để đạt mục tiêu kinh doanh và phát triển trong tương lai, chúng tôi sẽ đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa vào Việt Nam để phục vụ khách hàng Việt Nam tốt hơn”, ông Luo Guobing chia sẻ.

Hiện nay, Tập đoàn LiuGong tập trung xây dựng, phát triển hơn 30 dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong mọi lĩnh vực, bao gồm máy xúc đào, máy xúc lật, máy ủi, máy san gạt, xe lu, máy rải thảm, máy cào bóc, xe tải mỏ, xe cẩu, xe nâng hàng, xe nâng người làm việc trên cao, xe gắp container, thiết bị nâng hạ, thiết bị bê tông, thiết bị thi công nền móng, máy nông nghiệp… Các công nghệ và giải pháp của LiuGong được kỳ vọng sẽ làm hài lòng các khách hàng Việt Nam.

Các sản phẩm máy xây dựng công trình của LiuGong đã có mặt tại Việt Nam sẵn sàng phục vụ khách hàng. Ảnh: LiuGong Việt Nam.

Với tầm nhìn xa, cam kết và tâm huyết, LiuGong tin tưởng sẽ có bước phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng tại thị trường Việt Nam.

Thông tin chi tiết liên hệ:
Tập đoàn LiuGong: https://apac.liugong.com/vi/

(Nguồn: LiuGong Việt Nam)

Lâm Đồng khẳng định Đà Lạt Pearl là dự án ‘ma’

0

Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, trên địa bàn huyện Đơn Dương không hề có dự án nào tên ‘Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl’.

Một góc khu đất được gọi là dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng thông tin, qua báo cáo và kiểm tra toàn bộ hồ sơ của nhiều đơn vị liên quan, không hề có hồ sơ lưu trữ và thể hiện có dự án ‘khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl’ tại vị trí nêu trên. Lô đất liên quan đến việc Công an TP.HCM đề nghị cung cấp thông tin đang thuộc quyền sử dụng của một hộ gia đình.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án ‘Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl’ thuộc thửa đất số 218, tờ bản đồ số 63, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Trên cơ sở kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, UBND huyện Đơn Dương và Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện nay không có hồ sơ về dự án đầu tư, cấp phép xây dựng đối với dự án ‘Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl’ thuộc thửa đất số 218, tờ bản đồ số 63, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Hiện tại, thửa đất số 218, tờ bản đồ số 63, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, người sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DB 942259 là ông Trần Ngọc Quý.

Trước đó, vào năm 2022, trên các phương tiện truyền thông liên tục quảng cáo về dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đà Lạt Pearl (Dalat Pearl) sở hữu quy mô 5,3 ha, mật độ xây dựng của dự án 37,88%, được chia thành 4 phân khu: Sunflower Villas, Lavender Villas, Green Rose Villas và Orchild Villas. Dự án cung cấp ra thị trường 86 sản phẩm biệt thự được thiết kế theo phong cách Triple Keys.

Dự án này còn được một số trang mạng xã hội quảng cáo rất tiện lợi với nhiều tiện ích xung quanh như gần sân bay Liên Khương (6 phút đi xe) hay chợ Đà Lạt (20 phút đi xe)…

Theo các quảng cáo, đơn vị phát triển và phân phối dự án là các công ty có trụ sở tại TP.HCM.

Theo vietnamfinace.vn – Trần Lê

CIMB Việt Nam đồng hành cùng dự án chạy bộ UpRace

0

CIMB Việt Nam trở thành nhà tài trợ chiến lược cho dự án chạy bộ cộng đồng UpRace 2023 với tổng mức hỗ trợ một tỷ đồng.

Với cơ chế mỗi km bằng 1.000 đồng, CIMB sẽ quy đổi số km chạy bộ thành nguồn tài trợ cho 2 tổ chức xã hội: Quỹ Học bổng Vừ A Dính và Trung tâm GreenViet với tổng mức hỗ trợ 1 tỷ đồng.

Theo đó, nguồn quỹ chung từ UpRace sẽ đóng góp nguồn lực để Vừ A Dính trao tặng học bổng cho các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số và vùng hải đảo có hoàn cảnh khó khăn trong giai đoạn 2023 – 2024. Hỗ trợ từ CIMB cũng giúp GreenViet trồng 50 hecta rừng cây gỗ lớn trong dự án “Mang rừng về nguyên bản”.

Trong khuôn khổ dự án, UpRace còn đồng hành cùng Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (ASVHO) hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, phẫu thuật thay thủy tinh thể cho người khuyết tật và giúp đỡ các em học sinh mồ côi.

Không chỉ dừng lại ở mặt tài trợ, tất cả nhân viên CIMB còn có thể tham gia chạy bộ để đóng góp km và gián tiếp hỗ trợ cho các tổ chức xã hội trong khuôn khổ sự kiện UpRace lần này. Theo đại diện của CIMB, thông qua hoạt động chạy bộ, ngân hàng muốn thúc đẩy lối sống thể thao lành mạnh cho nhân viên và tạo ra phong trào gắn kết tinh thần tập thể.

Bà Lê Hiền Trang tại buổi họp báo khai mạc UpRace. Ảnh: CIMB Việt Nam.

“Tại CIMB Việt Nam, các dự án CSR (trách nhiệm xã hội) không phải việc một doanh nghiệp bỏ tiền ra để tài trợ mà còn đòi hỏi sự tham gia, góp sức từ toàn thể đội ngũ nhân sự”, bà Lê Hiền Trang, đại diện Truyền thông Ngân hàng CIMB Việt Nam cho biết.

Trong dự án này, CIMB không chỉ khuyến khích nhân viên tham gia mà còn kêu gọi sự đồng hành từ các đối tác cũng như cộng đồng học sinh, sinh viên trên cả nước, nhằm mục đích tạo lối sống lành mạnh và nâng cao tinh thần trách nhiệm cộng đồng.

Thông qua cách làm CSR này, CIMB muốn nâng cao vai trò của từng cá nhân trong tổ chức đối với hoạt động cộng đồng của doanh nghiệp. Ngoài ra, CIMB Việt Nam cũng lan tỏa dự án đầy nhân văn này đến CIMB toàn cầu.

Nhân sự CIMB tham gia các hoạt động cộng đồng. Ảnh: CIMB Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 8/2023, ngân hàng cũng đã tổ chức hoạt động chạy bộ gây quỹ “Run for fund”. Nhân viên CIMB đã đóng góp được gần 150 triệu đồng cho chương trình “Mang nước sạch đến với đồng bào vùng cao”. Đây là một trong số rất nhiều các hoạt động được nhân viên CIMB thực hiện, góp phần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, sự gắn kết trong tập thể và đóng góp những giá trị tích cực cho cộng đồng.

UpRace 2023 trở lại mùa 6 với thông điệp “Hành trình hạnh phúc” sẽ chính thức khởi động từ ngày 6/10 – 29/10. Với mỗi km chạy bộ trên ứng dụng UpRace, doanh nghiệp tài trợ sẽ đóng góp tương ứng 1.000 đồng cho 3 tổ chức xã hội: Quỹ học bổng Vừ A Dính, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (ASVHO) và GreenViet.
Doanh nghiệp mong muốn đồng hành cùng dự án có thể liên hệ với UpRace tại đây.

(Nguồn: CIMB Việt Nam)