Thứ Năm, 16/05/2024, 23:33

3 lưu ý khi mở cửa hàng Nhật nội địa nhượng quyền

Xem thêm

Đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, bối rối khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh… là những sai lầm phổ biến mà nhiều chủ đầu tư mắc phải.

Khoảng 10 năm trở lại đây, các sản phẩm tiêu dùng Nhật nội địa như: bỉm, sữa, thực phẩm, mỹ phẩm ngày càng phổ biến trên thị trường. Việc kinh doanh các mặt hàng này cũng trở thành một trong những xu hướng tìm kiếm của nhiều người trong điều kiện thị trường tăng trưởng nhanh. Ngày càng nhiều cửa hàng Nhật nội địa mở ra ở các tỉnh, thậm chí, bắt đầu phổ biến ở các thị trấn.

Dưới đây là những điều cần biết để mở và vận hành một cửa hàng bán sản phẩm tiêu dùng Nhật nội địa hiệu quả.

Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39.

Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39.

Theo đại diện của Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39, chủ đầu tư cần cân nhắc cơ cấu đầu tư cho cơ sở hạ tầng (phần cứng) và hàng hóa. Nếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng như: giá kệ, biển hiệu, trang trí lớn thì sẽ gặp rủi ro lớn nếu cửa hàng vận hành không thành công, phần này sẽ phải bỏ đi hoặc thanh lý với mức giá rất thấp.

Do đó, cửa hàng cần dành phần lớn vốn đầu tư cho hàng hóa để tạo sự phong phú, hứng thú cho khách hàng. Nhiều người đầu tư có thể bỏ ra 200 – 500 triệu đồng để đầu tư cho biển hiệu, giá kệ hoặc mua thương hiệu khi mở cửa hàng nhưng mức đầu tư này là không cần thiết và lãng phí lớn.

Vấn đề thứ hai rất quan trọng với nhà đầu tư là lựa chọn sản phẩm để kinh doanh và tìm kiếm nguồn hàng để nhập. Hiện nay, thị trường có nhiều nhà phân phối, mức giá dao động lớn. Chủ cửa hàng thường rất bối rối khi không biết kinh doanh sản phẩm gì sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều chủ cửa hàng không có kinh nghiệm đã phải trả giá đắt do nhập những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu người mua. Những sản phẩm này sau đó phải bán rẻ hoặc thậm chí không bán được.

Chủ đầu tư cần cân nhắc cơ cấu đầu tư cho cơ sở hạ tầng (phần cứng) và hàng hóa.

Chủ đầu tư cần cân nhắc cơ cấu đầu tư cho cơ sở hạ tầng (phần cứng) và hàng hóa.

Vấn đề thứ ba là tự mở cửa hàng mà không có sự trợ giúp của người có kinh nghiệm là một trong những rủi ro lớn nhất của người mới đầu tư. Do đó, cân nhắc tham gia vào một mô hình nhượng quyền là lựa chọn tốt và tương đối an toàn cho nhà đầu tư.

Hiện nay, nhiều mô hình nhượng quyền thương hiệu với mức đầu tư từ 400 triệu đồng đến 5 tỷ đồng để mở ra một cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Mỗi mô hình có điểm mạnh, yếu và thị trường trọng điểm khác nhau nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ chính sách của mỗi bên, tìm hiểu những người đã tham gia nhượng quyền của thương hiệu để cân nhắc trước khi quyết định đầu tư.

Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39 là một trong những thương hiệu nhượng quyền phổ biến hiện nay, luôn đi theo tôn chỉ “100% hàng Nhật cho gia đình Việt” mang đến sản phẩm giá trị và cơ hội kinh doanh bền vững. Thương hiệu Konni39 có công ty chủ quản đặt trụ sở tại Fukuoka, Nhật Bản, bề dày kinh nghiệm trên 5 năm và hệ thống nhượng quyền tại 40 tỉnh thành tại Việt Nam.

Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39 thu hút nhiều khách hàng bởi các sản phẩm chất lượng.

Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39 thu hút nhiều khách hàng bởi các sản phẩm chất lượng.

Với những ưu thế địa điểm và kinh nghiệm, Chuỗi cửa hàng Nhật nội địa Konni39 cam kết hỗ trợ cho các cửa hàng nhượng quyền đưa ra cơ cấu đầu tư tối ưu cho cơ sở hạ tầng và hàng hóa. Đồng thời, đội ngũ Konni39 giàu kinh nghiệm trong phân tích xu hướng thị trường luôn đồng hành cùng các cửa hàng nhượng quyền đưa ra các chính sách và phương án kinh doanh tăng trưởng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả và bền vững.

Liên hệ: Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu HSC39

Địa chỉ: 106 Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội

Email: [email protected]

Website: konni39.com/

Đăng ký nhượng quyền kinh doanh tại đây.

(Nguồn và ảnh: Konni39)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.

Bài viết mới