Thứ Năm, 25/04/2024, 6:55

Tomota – giải pháp quản lý vùng nuôi tôm dựa trên dữ liệu

Xem thêm

Chỉ vài thao tác lướt và chạm trên ứng dụng Tomota, người quản lý sẽ lập tức nhận thông tin chính xác về cân nặng, kích cỡ, tốc độ tăng trưởng của tôm, dự báo lợi nhuận ao nuôi…

Otanics cung cấp những giải pháp Tomota được ứng dụng trong từng khâu nuôi: con giống - nuôi trồng - thu hoạch. Ảnh: Otanics

Những giải pháp Tomota được ứng dụng trong từng khâu nuôi: con giống – nuôi trồng – thu hoạch. Ảnh: Otanics.

Từ câu chuyện chuyển đổi số cho ngành tôm…

Trong thị trường đầy cạnh tranh và biến động khó lường hiện nay, dữ liệu có thể giúp giải quyết nhiều trăn trở của người nuôi tôm, giúp nâng cao tỷ lệ thành công cho mỗi vụ nuôi, giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Với sứ mệnh giúp người nông dân nuôi trồng hiệu quả và tăng trưởng bền vững hơn, Công ty Otanics đã nghiên cứu và thực nghiệm để cho ra đời nền tảng số hoá ngành tôm mang tên Tomota.

Một trong những sản phẩm gây ấn tượng và dần trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy với các hộ nuôi tôm chính là Tomota S3 – giải pháp đo đếm tôm giống và tôm nuôi nhanh, an toàn và tiết kiệm.

Chỉ cần qua vài thao tác đơn giản như cho tôm vào thùng Tomota, quay hình 10 giây với điện thoại thông minh, sẽ thu được ngay kết quả về các thông số như kích thước và số lượng tôm giống, tôm nuôi với độ chính xác trên 95%, được kiểm chứng khi sử dụng tại những trại bán tôm giống lớn nhất Việt Nam.

Nhờ việc áp dụng giải pháp giám sát tăng trưởng Tomota S3 hàng ngày, Minh Phú Lộc An đã nhanh chóng phát hiện các vấn đề chậm lớn ở tôm, từ đó kịp thời đưa ra những phương pháp xử lý, thúc đẩy tôm phát triển. Khi thu hoạch, tôm thương phẩm không chỉ đạt chất lượng cao, đồng đều về kích cỡ mà còn đảm bảo các yếu tố về truy xuất nguồn gốc.

Giải pháp Tomota S3 được Minh Phú Lộc An ứng dụng để theo dõi và kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm. Ảnh: Otanics

Giải pháp Tomota S3 được Minh Phú Lộc An ứng dụng để theo dõi và kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm. Ảnh: Otanics.

Tiếp theo là hệ thống Tomota IoT với độ bền và thuật toán giúp chủ trại kết nối, giám sát và điều khiển hệ thống thiết bị của trại nuôi. Tomota A3, giải pháp công nghệ em út vừa ra đời cũng đang thể hiện ưu thế của mình trong việc giúp người nuôi đo chất lượng và quản lý nước ao nuôi hiệu quả.

Từ cuối năm 2020, giải pháp công nghệ Tomota đã nhanh chóng được triển khai tại các vùng nuôi của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Giải pháp được ứng dụng trên toàn bộ 840 ao tại trại tôm Minh Phú Lộc An và trên 248 ao tại Minh Phú Kiên Giang, góp phần gia tăng năng suất và tối ưu chi phí cho từng khu nuôi, từ đó xây dựng nên quy trình nuôi tôm mới khoa học hơn, hiệu quả hơn.

Trong hơn hai năm qua, Tomota đã giúp hai vùng nuôi Minh Phú Lộc An và Minh Phú Kiên Giang giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành, hao hụt vật tư, thiết bị và tiết kiệm chi phí nhân công.

…Đến nhân rộng mô hình trên toàn quốc và xuất khẩu đi các nước

Được người nuôi tôm đánh giá là “gọn nhẹ, bền bỉ, dễ sử dụng, cho kết quả nhanh chóng cùng giá thành phải chăng”, chiếc máy chụp tôm Tomota S3 đã nhanh chóng có mặt ở các trại nuôi và hơn 100 trại giống trong và ngoài nước.

Tomota S3 đã gây dựng được lòng tin với chủ các cơ sở sản xuất tôm giống hàng đầu tại Ninh Thuận, Bình Thuận, và Đồng bằng Sông Cửu Long nhờ vào việc cung cấp kết quả đếm giống chỉ trong 10s quay hình bằng điện thoại với độ chính xác hơn 95% qua hàng nghìn lần kiểm chứng, đối chiếu.

Một số trại tôm lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam như Tuấn Hà, Đông Thành, Minh Phú Ninh Thuận… đã trang bị Tomota S3 cho các nhân viên thị trường để kiểm đếm khi giao tôm giống, giúp nâng cao uy tín của các trại giống.

Mặt khác, đối với bên mua tôm giống, việc đo đếm chính xác của Tomota S3 giúp họ kiểm soát mật độ nuôi và tốc độ tăng trưởng của tôm.

Đây chính là yếu tố quan trọng giúp người nuôi kiểm soát chỉ số FCR (Feed Conversion Ratio – hệ số chuyển đổi thức ăn) trong suốt quá trình nuôi, hạn chế các chi phí vật tư phát sinh không đáng có mà vẫn đảm bảo tôm tăng trưởng tốt.

Vì lẽ đó, chỉ sau 2 tháng chính thức bước ra thị trường, Tomota S3 đã được hàng trăm cơ sở sản xuất tôm giống lớn trong nước và hộ nuôi tôm tại khu vực Tây Nam Bộ đón nhận.

Chiếc máy đếm tôm Tomota S3 cũng đã tới những trang trại giống của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ecuador… góp phần vào giấc mơ đưa sản phẩm công nghệ Make in Việt Nam vươn ra thế giới.

Tại Triển lãm Quốc tế về Công nghệ ngành tôm Việt Nam 2023 – VietShrimp 2023 từ ngày 12 – 14/4, gian hàng của Tomota đã đón nhận nhiều doanh nghiệp và chủ trại nuôi tôm khắp cả nước tới tham quan, tìm hiểu.

Với lượt khách ghé thăm gian hàng đông đảo, Tomota đã tiếp khách đến hơn 18h00 thay vì đóng cửa từ 17h00 như một số gian hàng khác.

Cũng trong dịp này, Tomota đã giới thiệu đến khách hàng một giải pháp công nghệ mới chính là thiết bị đo môi trường nước Tomota A3.

Dựa vào phản ứng lên màu và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, Tomota A3 hỗ trợ người nuôi tôm nhanh chóng xác định các thông số về nước trong ao nuôi – một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm – với độ sai số nhỏ hơn 10% so với thiết bị quang phổ chuyên dụng.

Giá trị đo chính xác cao sẽ giúp người nuôi dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố của nước, từ đó giúp tôm khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hạn chế nhiễm bệnh.

Những người nuôi tôm tìm hiểu về Tomota tại VietShrimp 2023. Ảnh: Otanics.

Những người nuôi tôm tìm hiểu về Tomota tại VietShrimp 2023. Ảnh: Otanics.

Tại phiên hội thảo “Nâng tầm chuỗi giá trị ngành tôm” trong VietShrimp 2023, tiến sĩ Vũ Văn Vân, Giám đốc Otanics cho biết ngành tôm Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức như dịch bệnh bùng phát mạnh, giá thức ăn và các vật tư tăng cao tới 30 – 100%, giá tôm thành phẩm giảm, và nhất là gặp sự cạnh tranh từ các cường quốc nuôi tôm xuất khẩu như Ecuador và Ấn Độ.

Những người chủ trại nuôi tôm luôn đau đáu đi tìm các giải pháp công nghệ nhằm tăng năng suất nuôi trồng, tối ưu chi phí cũng như quản lý hiệu quả.

“Tomota, như đã được chứng minh thực tế tại các trại lớn nhỏ khác nhau, hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu này”, tiến sĩ Vũ Văn Vân khẳng định.

Chỉ bằng vài thao tác lướt và chạm đơn giản, người chủ hay người quản lý có thể ngay lập tức nắm toàn bộ thông tin của từng khu nuôi, thậm chí từng ao nuôi riêng biệt.

Họ cũng nắm rõ tốc độ tăng trưởng của tôm; tình trạng hoạt động các máy móc thiết bị trong ao; lịch trình và tiến độ làm việc hàng ngày của các anh em nhân công.

Đồng thời, Tomota theo dõi đầy đủ khối lượng thức ăn đã được sử dụng trong ngày, số lượng vật tư tồn kho để lên kế hoạch bổ sung và dự báo lợi nhuận của ao nuôi theo từng biến động mỗi ngày.

Không chỉ vậy, Tomota giúp người sử dụng lưu trữ toàn bộ dữ liệu của vụ nuôi, phân tích so sánh và tìm ra những vấn đề tồn đọng của mỗi ao sau khi thu hoạch.

Từ đó, người chủ hoặc quản lý khu nuôi sẽ có những phương pháp cụ thể để tăng năng suất, nâng cao lợi nhuận cho những vụ nuôi tiếp theo.

Ông đánh giá giải pháp quản lý trại tôm linh hoạt Tomota (dùng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo – AI hay Internet vạn vật – IoT…) ghi nhận dữ liệu một cách chính xác, tiện dụng, từ đó đưa ra những quyết định sản xuất, kinh doanh hiệu quả và kịp thời… có thể giúp ngành tôm vượt qua các thách thức và nắm bắt cơ hội tăng trưởng trên thị trường trong nước và quốc tế.

(Nguồn: Otanics)

 

 

 

Bài viết mới