Thứ Bảy, 27/04/2024, 1:54

Sự khác nhau giữa đạo văn và xâm phạm quyền tác giả

Xem thêm

Vấn nạn đạo văn và xâm phạm quyền tác giả vẫn đang là vấn nạn nhức nhối trong nghệ thuật hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa đạo văn và xâm phạm quyền tác giả.

Đạo văn là gì?

Theo các từ điển tiếng Việt, “đạo” có nghĩa là lấy hoặc căn bản lấy sáng tác của người khác làm thành của mình.

Đạo văn là việc sử dụng có hoặc không có chủ ý của tác giả các sản phẩm học thuật về các câu văn, đoạn văn, bài viết, số liệu, hình ảnh, thông tin và ý tưởng của người khác vào các sản phẩm của mình mà không có những chỉ dẫn/thừa nhận tác giả của những nội dung đã sử dụng.

Hiểu một cách đơn giản đạo văn là hành vi sử dụng hoặc sao chép ý tưởng hoặc tác phẩm của người khác và giả vờ rằng bạn đã nghĩ ra nó hoặc tạo ra nó.

dao van

Xâm phạm quyền tác giả là gì?

Hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ. Bất kỳ cá nhân, tổ chức khi chưa có sự cho phép của chủ thể quyền mà thực hiện hành vi xâm phạm một trong các quyền độc quyền chẳng hạn như quyền độc quyền sao chép, cho thuê, làm tác phẩm phái sinh, công bố hoặc phân phối tác phẩm,… thì đều bị coi là đã thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả, trừ một số trường hợp đặc biệt không bị coi là xâm phạm quyền tác giả nếu có căn cứ chứng minh hành vi đó thuộc trường hợp “sử dụng hợp lý”.

Phân biệt đạo văn và xâm phạm quyền tác giả

 
Đạo văn Xâm phạm quyền tác giả
Bản chất Sao chép ý tưởng hoặc trích dẫn ý của người khác mà giả bộ là của mình Là việc thực hiện một trong các hành vi quy định ở điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền độc quyền của chủ thể quyền chẳng hạn như sao phép, sử dụng tác phẩm được bảo hộ
Quy tắc điều chỉnh/xử lý Thường là các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo liên quan đến hoạt động học thuật Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 225 Bộ luật hình sự 2015. Cá nhận/tổ chức có hành vi xâm phạm có thể bị áp dụng chế tài hành chính, dân sự hoặc hình sự.
Cơ quan nào thực thi/xử lý Hội đồng chức danh học thuật, Hiệu trưởng hoặc các hội đồng thuộc các trường hoặc viện khoa học Bộ máy thực thi quyền sở hữu trí tuệ như công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành, tòa án
Cách tránh đạo văn/xâm phạm quyền tác giả Trích dẫn ý, câu, cụm từ sử dụng của người khác bằng dấu trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Xin phép chủ thể quyền tác giả, hoặc Chứng minh hành vi sử dụng, sao chép tác phẩm của người khác không xâm phạm quyền tác giả vì nó thuộc trường hợp sử dụng hợp lý

Theo Tạp chí SHTT và Sáng tạo – Vân Anh

Link gốc

Bài viết mới