Thứ Năm, 02/05/2024, 9:49

QVIC thúc đẩy start-up tìm ra các giải pháp từ đại dịch

Xem thêm

Thí sinh trong cuộc thi ‘Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) 2021’ đã giải quyết các bài toán về an toàn cho con người, vận chuyển… trong đại dịch.

Cuộc thi Thử thách Đổi mới Sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) phát động vào tháng 12/2019, khởi động vào tháng 2/2020 và trao giải vào cuối tháng 9/2021. Trong hơn một năm diễn ra, chương trình cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Covid-19 trên toàn cầu.

Anh Trần Duy Quang, Đồng sáng lập kiêm Trưởng nhóm dự án, Công ty AIOZ Việt Nam, cho biết do giãn cách xã hội ở TP HCM, nhóm anh buộc phải hoàn thiện những tính năng cuối cùng của sản phẩm trên môi trường ảo và chạy đua với thời gian để theo đúng kế hoạch.

Tuy khó khăn nhưng Covid-19 cũng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ “nảy” ý tưởng và đưa sản phẩm vào thực tế. Chị Nguyễn Lâm Ngọc Bích, Trưởng nhóm dự án BusMap chia sẻ QVIC là hành trình thú vị nhưng không kém phần áp lực. Khi tham gia QVIC, chị cùng các thành viên chỉ mới có ý tưởng phát triển hệ thống camera hỗ trợ trí tuệ nhân tạo bHub, cho phép người dùng theo dõi các yếu tố an toàn khi điều khiển phương tiện; bổ sung khả năng giám sát và nhận dạng hình ảnh. Ngay sau cuộc thi, Busmap đã nhận các đơn đặt hàng đầu tiên.

“Từ kế hoạch phát triển sản phẩm ban đầu, cứ 1-2 tuần chúng tôi lại họp với đội ngũ Qualcomm cả trực tiếp và trực tuyến để cập nhật kế hoạch, khó ở đâu sẽ có chuyên gia tư vấn ở đó”, chị nói thêm.

Trong khi đó, từ những robot chỉ có thể di chuyển trong nhà với sự hỗ trợ điều hướng của maker dán trên trần nhà, sau QVIC, BeetleBot của AIOZ có thể dễ dàng vận chuyển đồ vật như thực phẩm hoặc kiện hàng ở môi trường trong nhà.

BeetleBot giải quyết bài toán góp phần đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.

Robot của AIOZ hỗ trợ giao thuốc và thức ăn trong bệnh viện.

Theo anh Trần Duy Quang, BeetleBot có thể sử dụng trong các bệnh viện, khu cách ly hỗ trợ cho nhân viên y tế. Động lực mạnh mẽ của AIVOZ khi phát triển sản phẩm này là góp phần đảm bảo an toàn cho con người trong và sau dịch bệnh. Hiện BeetleBot đã được thử nghiệm tại một số bệnh viện ở Hà Nội.

Nhìn lại chặng đường hơn một năm qua, đồng hành cùng sự trưởng thành của các đội thi, đại diện Qualcomm cho biết: “Bất chấp dịch bệnh, QVIC mùa đầu tiên đã chứng kiến một tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, mang đến hy vọng và sự lạc quan trong thời điểm khó khăn”.

“Xa hơn một cuộc thi khởi nghiệp”

Khác với nhiều cuộc thi ngắn hạn, QVIC lại kéo dài một năm. Theo đó, 9 đội thi thực hiện dự án được vào chương trình đào tạo riêng và tham gia các buổi hội thảo, khóa đào tạo kinh doanh với các chủ đề như cách vận hành, phát triển khách hàng, phân tích cạnh tranh… cũng như hoàn thiện kỹ năng gọi vốn và sở hữu trí tuệ trong quá trình khởi nghiệp.

Ông Alex Rogers, Chủ tịch Tập đoàn Qualcomm mảng bản quyền công nghệ và hợp tác đối ngoại nhận định, QVIC khuyến khích các công ty khởi nghiệp đưa ra những ý tưởng đổi mới và thể hiện thế mạnh cũng như sự sáng tạo của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. Ba công ty khởi nghiệp chiến thắng chung kết QVIC 2021 gây ấn tượng với tiềm năng lớn trong việc giúp thế giới kết nối thông qua sự cải tiến và hợp tác.

Buổi họp báo công bố kết quả Chủng kết QVIC 2021.

Buổi họp báo công bố kết quả Chung kết QVIC 2021.

Trong quá trình triển khai chương trình, QVIC đã nuôi dưỡng những sản phẩm có thể đáp ứng yêu cầu của xã hội hậu đại dịch. Nguồn cảm hứng và khát khao tạo ra sản phẩm có ích đã khơi lên tinh thần của các nhóm dự án.

Theo ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia, trong thời điểm bùng phát Covid-19, công nghệ kết nối trở nên quan trọng hơn hết. “Thế giới đang trong thời kỳ chuyển giao sang công nghệ tiếp theo và 5G được thúc đẩy mạnh mẽ để thay đổi cách giải trí, kết nối và làm việc của con người. Ví dụ như làm việc tại nhà, học online (giáo dục), khám bệnh từ xa (y tế)…”, ông nói thêm.

Sự bắt nhịp xu hướng của startup Việt cho thấy Việt Nam đang tiến cùng nhịp cùng thế giới trong cuộc đua công nghệ. Ngoài các hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, Qualcomm còn hỗ trợ các startup thắng giải lần này tham gia hội chợ công nghệ tại Đài Loan, Mỹ… để tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường.

“Đó là cách Qualcomm nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế định hướng đổi mới sáng tạo”, Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó chủ tịch công nghệ Qualcomm nói.

Xem thêm thông tin về QVIC 2022 tại đây.

(Nguồn: Qualcomm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.

Bài viết mới