Doanh nghiệp cần xác định lộ trình phù hợp trên cơ sở đánh giá thực trạng, năng lực công nghệ, tầm nhìn chiến lược triển khai thành công nhà máy thông minh.
Chuyển đổi số theo mô hình nhà máy thông minh
2020 là một năm các doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Nhiều đơn vị phải giảm quy mô, thu hẹp sản xuất kinh doanh, hoặc dừng hoạt động.
Để vượt qua thách thức, các công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất ngày càng được ứng dụng rộng rãi bởi lợi ích về hiệu quả vận hành và nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong số đó phải kể đến mô hình nhà máy thông minh.
Trên thực tế, khái niệm này đã không còn xa lạ đặc biệt là ở các thị trường, ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao. Nếu như trước đây, doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều nhân công và thời gian để sản xuất thành phẩm, thì việc ứng dụng mô hình nhà máy thông minh sẽ giúp tối ưu quá trình vận hành, giảm thời gian chết, tăng cường khả năng dự báo, từ đó cải thiện năng lực sản xuất, chất lượng và dịch vụ.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam còn khá dè dặt trong việc triển khai nhà máy thông minh, bởi họ còn mông lung về lời giải cho những bài toán liên quan đến chi phí đầu tư nhà xưởng, máy móc so với hiệu quả, và nhất là chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào.
Lộ trình triển khai nhà máy thông minh
Theo khảo sát của liên minh ba đơn vị QUNIE – ITG – Advantech, một số doanh nghiệp Việt Nam gặp tình trạng chưa chuẩn hóa quy trình sản xuất và quy trình hoạt động cốt lõi.
Do đó, để tiếp cận và triển khai thành công nhà máy thông minh, doanh nghiệp rất cần được tư vấn một chiến lược và lộ trình phù hợp, trên cơ sở hiểu biết và đánh giá đầy đủ về thực trạng, năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp và tầm nhìn, mục tiêu của Ban lãnh đạo.
Chuyên gia Inoue Hiroyuki – đại diện QUNIE, công ty tư vấn trực thuộc một tập đoàn công nghệ lớn Nhật Bản – NTT DATA, cho biết việc xây dựng nhà máy thông minh không phải là một khái niệm chung, mà cần xác định mục tiêu cụ thể khi triển khai mô hình này với mỗi doanh nghiệp.
Về cơ bản, yêu cầu ở cả ba tầng quản lý là chiến lược – kế hoạch – thực thi đều sẽ tập trung giải quyết ba yếu tố chính trong các nhà máy Q – C – D (Quality – Chất lượng, Cost – Chi phí, Delivery – Tiến độ).
Đây sẽ là bước đệm chuẩn bị trên chặng đường xây dựng nhà máy thông minh cho các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam, là bước đi đầu tiên, cần thiết và rất quan trọng.
Ông Inoue Hiroyuki – Đại diện QUNIE chia sẻ tại Workshop về nhà máy thông minh. Ảnh: itgvietnam.com.
Với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp vươn tới một nền sản xuất hiện đại, liên minh QUNIE – ITG – Advantech đã nghiên cứu và phát triển bộ giải pháp nhà máy thông minh, bao quát từ: chiến lược tổng thể cho đến tầng công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT).
Liên minh sẽ sát cánh với doanh nghiệp trong việc khảo sát đánh giá hiện trạng, đưa ra lộ trình chi tiết cũng như trực tiếp triển khai, tích hợp, kết nối các nền tảng công nghệ để chuyển đổi số nhà máy một cách có định hướng, phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Chia sẻ về con đường hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược, chuyên gia Nguyễn Văn Hiệp đến từ ITG – một trong những đơn vị tiên phong phát triển giải pháp nhà máy thông minh – 3S iFACTORY cho hay, để đạt được mục tiêu về Q – C – D, các giải pháp công nghệ thông tin cần tập trung giải quyết ba bài toán chính.
Đó là tự động hóa kết nối các thiết bị bằng giải pháp IIoT, chuyển đổi số toàn bộ các quy trình lõi ở tầng hoạch định, quản trị, tầng vận hành hoạt động sản xuất, và cuối cùng là xây dựng hệ thống KPI để hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm soát – phân tích những mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Hiệp – Giám đốc giải pháp ITG trình bày tại sự kiện nhà máy thông minh. Ảnh: itgvietnam.com.
Ông Vũ Đăng Chu – đại diện Advantech – thương hiệu quốc tế về IoT (Internet vạn vật công nghiệp) chia sẻ: “Bạn không thể quản lý được những thứ bạn không đo lường được. Ứng dụng các giải pháp tự động hóa ở tầng shop floor (nhà xưởng), phần mềm quản lý sản xuất MES và phần mềm quản lý nguồn lực ERP sẽ là những mảnh ghép hình thành nên nhà máy thông minh”.
Theo ông Chu, điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu trực tiếp trong quá trình vận hành và kết nối liền mạch với tầng công nghệ thông tin để phân tích, đo lường, kiểm soát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Khu vực trải nghiệm tại workshop “Nhà máy thông minh – Từ chiến lược đến thực thi”. Ảnh: itgvietnam.com.
Liên minh ba đơn vị QUNIE – ITG – Advantech tổ chức workshop “Nhà máy thông minh – Từ chiến lược đến thực thi” sáng 17/12.
Workshop thu hút đông đảo lãnh đạo cấp cao và quản lý sản xuất đến từ các doanh nghiệp lớn trong nước, nhiều doanh nghiệp FDI.
Sự kiện mang đến cho khách mời một hệ thống kiến thức có tính kết nối từ khái niệm nhà máy thông minh chuẩn quốc tế tới phương thức triển khai và những câu chuyện kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng nhà máy thông minh tại Việt Nam.
Điểm nhấn của workshop là khu trải nghiệm trực quan hóa hiện trường sản xuất với các màn hình dashboard cỡ lớn, cùng các thiết bị hỗ trợ giám sát và thu thập dữ liệu tự động trong nhà xưởng. Đây là sự kiện mở màn cho chuỗi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trên quy mô toàn quốc.
Ngay bây giờ, doanh nghiệp có thể đăng ký tham gia các chương trình workshop tiếp theo do liên minh tổ chức tại đây.
(Nguồn: itgvietnam.com)
* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.