Chủ Nhật, 08/12/2024, 4:30

Con đường nông sản Việt Nam: Câu chuyện của tảo Spirulina

Xem thêm

Tảo xoắn tự nhiên Spirulina được phát hiện như một sự tình cơ. Với những giá trị dinh dưỡng quý hiếm, loại tảo này đã nhanh chóng được nghiên cứu, nuôi trồng, sản xuất và ứng dụng ngày càng sâu rộng trong đời sống con người, trở thành món quà quý giá thiên nhiên ban tặng.

Từ phát hiện tình cờ…

Spirulina-min

Spirulina là một loại vi tảo trong thiên nhiên.

Chuyện kể rằng, vào những năm 60 của thế kỷ 20, một tiến sĩ người Pháp đã đến khảo sát sự đa dạng sinh học tại một vùng hồ ở Châu Phi. Nhà khoa học này không khỏi ngạc nhiên khi thấy đây là một vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường tráng, khỏe mạnh và có tuổi thọ rất cao.

Tìm hiểu khẩu phần ăn, ông đã phát hiện trong thức ăn của họ chủ yếu là một loại bánh được làm từ loại tảo xoắn hình lò xo, có màu xanh lam. Loại tảo xoắn này có tên khoa học là Spirulina. Spirulina là một loại vi tảo trong thiên nhiên.

Tảo có kích thước rất bé, chỉ khoảng 0,25 mm, chỉ nhìn thấy được qua kính hiển vi. Chúng sống trong môi trường nước giàu chất kiềm và khoáng chất.

Với những phát hiện có giá trị khoa học về tảo xoắn Spirulina, loại tảo này nhanh chóng được nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi trồng tảo, chế biến và chiết xuất để làm thức ăn, dược phẩm, mỹ phẩm. Tảo được sản xuất nhiều nhất ở Mê-hi-cô và Mỹ. Trại tảo lớn nhất ở Hawaii rộng khoảng 25 ha và gần đây là Trung Quốc 16 ha.

Nhu cầu Tảo Spirulina rất lớn, tuy nhiên sản lượng lại chưa nhiều, nên giá bán những chế phẩm từ tảo xoắn rất đắt. Thị trường nhập tảo nhiều nhất là Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu. Ở nước ta tảo xoắn bắt đầu được chú ý nhưng tỷ lệ ngoại nhập vẫn chiếm trên 70% và giá cả còn đắt đỏ.

… đến nữ giám đốc tiên phong mở lối

Hiện nước ta đã có một số cơ sở nuôi trồng tảo xoắn như Vĩnh Hảo ở Bình Thuận, Thuận Hải, Đồng Nai… Riêng cơ sở Vĩnh Hảo (Bình Thuận) từ năm 2010 đến nay đã sản xuất 25-30 tấn tảo/năm.

Toàn bộ sản phẩm này được Công ty Dược Hậu Giang bao tiêu chế biến thành dạng viên nang, viên nén và một số chế phẩm khác. Còn ở miền Bắc, cho đến năm 2012 sản xuất tảo xoắn vẫn chưa có cơ sở lớn nào được triển khai.

2

Khách thăm quan gian hàng tảo xoắn Spirulina tại Triển lãm Con đường nông sản (tổ chức ngày 11-12/12/2020 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam).

Nắm bắt được thông tin về giá trị của tảo xoắn và nhu cầu trong nước và thế giới đối với loài tảo này, bà Trần Thị Thao – Giám đốc Công ty TNHH Thanh Mai ở xã Quỳnh Long đã quyết định xây dựng dự án “Nuôi trồng sản xuất Tảo xoắn Spirulina”.

Đến năm 2011, Công ty Thanh Mai đã thuê gần 6 ha đất ven biển thuộc Xóm 6, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu để đầu tư xây dựng và sản xuất.

Qua thông tin đại chúng và của một số giáo sư ở trường Đại Học Vinh, bà Thao được biết giáo sư, tiến sĩ Dương Đức Tiến là một nhà khoa học về công nghệ sinh học, chuyên gia về ngành tảo ở Việt Nam.

Ông đã tạo được sản phẩm mới giàu dinh dưỡng chiết xuất từ giống tảo địa phương và giống tảo của các khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Úc, Châu Phi,…. Từ năm 1982, ông đã thành lập Bảo tàng giống tảo Việt Nam, là nơi cung cấp giống và tư vấn xây dựng quy trình nuôi tảo.

Đến nay giáo sư Dương Đức Tiến đã đi nghiên cứu, hội thảo khoa học về tảo ở 43 nước trên thế giới. Giống Tảo xoắn Spirulina do ông tạo ra làm thực phẩm chức năng, sản phẩm cho chăn nuôi thủy sản, gia súc gia cầm, làm phân bón hữu cơ cho nguồn rau sạch của địa phương.

Giám đốc Trần Thị Thao đã cất công ra Hà Nội tìm gặp giáo sư Dương Đức Tiến để trình bày ý tưởng xây dựng một cơ sở nuôi trồng sản xuất tảo. Lúc này giáo sư chưa có ý kiến gì mà mời bà đi thăm một cơ sở nhỏ sản xuất tảo ở Đông Anh (Hà Nội).

Sau đó không lâu giáo sư mời bà Thao dự hội thảo khoa học về tảo do Công ty dược Hậu Giang tổ chức tại thành phố Vinh – Nghệ An.

Sau khi được tham quan, tham dự hội thảo, bà Thao mời GS.TS. Dương Đức Tiến về khảo sát vùng đất ven biển Quỳnh Lương – Quỳnh Lưu. Ấn tượng đầu tiên của giáo sư khi đến nơi là một môi trường khí hậu trong lành, chan hòa ánh nắng. Giáo sư đã lấy mẫu nước ở đây về Hà Nội để nuôi thử tảo.

Đồng thời trong lúc này bà Thao đã mời Trung tâm Kỹ thuật 1 – Tổng cục Đo lường Chất lượng Trung ương phân tích thẩm định các mẫu đất, mẫu nước nổi, nước ngầm ở các vị trí, độ sâu khác nhau vùng ven biển Xóm 6 – Quỳnh Lương.

Các thông số khoa học kỹ thuật về môi trường, đất, nước, các khoáng chất đa lượng, vi lượng và đặc biệt là độ kiềm pH đều đảm bảo phù hợp cho Tảo xoắn Spirulina phát triển.

Tháng 01/2012, GS. TS Dương Đức Tiến chính thức ký hợp đồng hợp tác triển khai dự án nuôi trồng sản xuất tảo xoắn Spirulina với Công ty TNHH Thanh Mai. Ông chịu trách nhiệm chính về khoa học công nghệ – chỉ đạo, cố vấn mọi khâu kỹ thuật trong nuôi trồng sản xuất và chế biến sản phẩm Tảo Spirulina.

Từ đây Công ty được mang tên đầy đủ là: “Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống sản xuất, thương mại và du lịch Thanh Mai”.

Sau khi san lấp giải phóng mặt bằng, Công ty Thanh Mai bắt tay làm đường giao thông, xây hệ thống tường rào bảo vệ, nhà điều hành, phòng thí nghiệm, kho tàng nhà xưởng, hệ thống cấp nước, các bể lọc, hệ thống bể sản xuất tảo ngoài trời.

Các phòng ban, bộ phận cũng được thiết lập như phòng môi trường; phòng thí nghiệm; phòng nhân giống cấp I; sản xuất giống cấp II; bộ phận nuôi trồng tảo ngoài trời; bộ phận thu hoạch tảo, xử lý ozon, ly tâm; bộ phận làm khô sấy phun để làm được bột tảo khô; bộ phận đóng gói, sản xuất viên nang, viên nén, thanh trùng và bảo quản sản phẩm; bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm…

Công ty Thanh Mai đã đầu tư trang thiết bị phòng thí nghiệm hiện đại để phục vụ lưu giữ và nhân giống tảo, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho việc mua giống tảo bên ngoài.

Người lính cụ Hồ tiếp bước ….

Tuy nhiên vì một số lí do khách quan, chi phí đầu tư quá lớn nên Công ty Thanh Mai không thể tiếp tục duy trì sản xuất.

Cùng lúc đó, ông Nguyễn Văn Hùng, một quân nhân đã về hưu đã có cơ duyên dùng thử sản phẩm và chính ông đã cảm nghiệm được giá trị của tảo xoắn.

1

Sản phẩm tảo xoắn Spirulina tham gia trưng bày tại Triển lãm Con đường nông sản.

Sau khi khỏi bệnh, ông có cơ duyên gặp gỡ nhiều nhà khoa học để hiểu hơn đặc tính, công dụng của tảo xoắn. Trong lúc tìm đường kết duyên với tảo xoắn, ông gặp Công ty Thanh Mai. Năm 2016, ông đã mua lại Công ty Thanh Mai và quyết tâm phục dựng thương hiệu Công ty Hidumi Pharma.

Theo ông Hùng, nhu cầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về sản phẩm chế biến từ tảo Spirulina làm thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng, có giá trị ứng dụng trong y học rất lớn, nhưng chưa nhiều người dân được tiếp cận, sử dụng.

Bởi, việc sản xuất tảo xoắn Spirulina gặp nhiều khó khăn do công nghệ phức tạp, chi phí đầu tư lớn. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để sản xuất được tảo xoắn Spirulina trong điều kiện nhân tạo theo quy mô công nghiệp nhằm tạo được lượng sản phẩm lớn, giá cả hợp lý, nhưng vẫn bảo đảm được số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Xuất phát từ thực tế đó và qua trải nghiệm của bản thân, gia đình, ông rất mong muốn được phát triển mạnh mẽ sản phẩm này, trước mắt giúp người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, người mắc bệnh hiểm nghèo có điều kiện tiếp cận, sử dụng các sản phẩm từ tảo Spirulina chất lượng cao, giá thành hợp lý.

… và dấu ấn chính sách của Nhà nước

Sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận doanh nghiệp nuôi trồng tảo xoắn, ông Hùng tiếp tục trao đổi với các chuyên gia, nhà khoa học ở Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Do sản phẩm có tính ứng dụng cao, dự án do ông đề xuất đã được Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn tài trợ thông qua Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ – FIRST” (Dự án FIRST) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản Dự án.

4

Hình ảnh bao bì sản phẩm tảo xoắn Spirulina.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, trong quá trình đầu tư, xây dựng, bám sát dự án Khu dân cư, đô thị, du lịch Đền Cờn, ông vô tình được dùng thử sản phẩm tảo xoắn do một doanh nghiệp địa phương điều chế.

“Kỳ thực, sản phẩm tảo xoắn đã “cứu” tôi thoát khỏi cơn bạo bệnh lịch sử của đời mình, khi đột ngột bị một cơn đột quỵ đã tưởng như làm tôi phải “đầu hàng” với công trình nhiều tâm huyết còn dang dở. Nhưng chính nhờ có tảo xoắn mà tôi đã vượt qua cơn đột quỵ, lại được tiếp tục công việc như ngày hôm nay”, ông Hùng bộc bạch.

Cũng chính nhờ thấy tác dụng tích cực của tảo xoắn khi được người dân mách nước, ông Hùng đã tìm hiểu và gặp gỡ với nhiều nhà khoa học để hiểu hơn về đặc tính và công dụng của tảo xoắn.

Theo lời kể của ông Hùng: “Lúc tôi sử dụng và tìm hiểu về sản phẩm tảo xoắn, thì một doanh nghiệp nhỏ tại xã Quỳnh Lương (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng đang nuôi trồng và chế biến sản phẩm này, song đang gặp rất nhiều khó khăn, mong muốn được chuyển nhượng, nên năm 2016, tôi đã ngay lập tức mua và quyết tâm phục dựng lại từ bấy giờ. Đó là Công ty CP Khoa học xanh HiDuMi Phamar hiện nay”.

Cũng qua tìm hiểu, ông Nguyễn Văn Hùng được biết, tảo xoắn spirulina Nhật Bản là loại vi tảo sống ở vùng nước sạch có hàm lượng khoáng chất và dinh dưỡng rất cao, được tổ chức nông lương quốc tế và WHO chính thức công nhận là nguồn thực phẩm quý, có chức năng hỗ trợ bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, sản phẩm này chưa phổ biến nhiều trên thị trường và ai có nhu cầu thì hầu hết phải sử dụng sản phẩm nhập ngoại với giá rất cao.

“Vì hiểu và chứng thực giá trị của tảo xoắn, nên tôi rất mong muốn được phát triển sản phẩm này trước tiên là phục vụ cho người dân quê tôi và sau đó là người dân nước mình được sử dụng rộng rãi hơn, với mức giá mà đa số người dân có thể tiếp cận được để nâng cao sức khỏe cộng đồng”, ông Hùng tâm sự.

Điều đặc biệt là sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận doanh nghiệp nuôi trổng tảo xoắn, ông Hùng tiếp tục trao đổi với các chuyên gia, nhà khoa học ở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN).

Điều may mắn là dự án của ông Hùng đã được Bộ KH&CN lựa chọn tài trợ trong khuôn khổ Dự án First, do Ngân hàng thế giới (WB) chủ trì, với mức vốn 15 tỷ đồng.

Theo mục tiêu và các tiêu chí khắt khe đặt ra của dự án Fist, tảo xoắn Spirulina nhằm nghiên cứu để sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng phục vụ con người và phục vụ nuôi trồng thủy sản, thức ăn chăn nuôi, xử lý nguồn nước.

Sản phẩm làm ra sẽ được dự án hỗ trợ tiếp thị, tiêu thụ khắp cả nước và còn được tiếp thị xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, dự án First còn thực hiện nghiên cứu để chiết xuất chất chống ung thư Chlorins 6 từ tảo xoắn xanh lục.

Theo Tạp chí SHTT và Sáng tạo – Phúc Huy – Huy Hoàng

Link gốc

 

 

 

 

 

 

Bài viết mới