Thứ Năm, 02/05/2024, 7:18

CME Solar nhận tài trợ vốn từ Quỹ responsAbility

Xem thêm

Quỹ responsAbility (Thụy Sĩ) hỗ trợ vốn vay lên đến 20 triệu USD dưới hình thức tài trợ nợ dài hạn có bảo đảm cho CME Solar Investments (CME Solar).

Lễ ký tài trợ vốn vay diễn ra trực tuyến vào chiều 15/8, tại Việt Nam và Thụy Sĩ. Khoản đầu tư này được ghi nhận là gói hỗ trợ vốn lớn nhất của Quỹ responsAbility vào các tổ chức phi tài chính tại Việt Nam tính đến năm 2023, nâng tổng số tiền đầu tư vào CME Solar cho đến nay lên đến 32 triệu USD.

Nhờ việc sử dụng hiệu quả của gói vay vốn đầu tiên (năm 2021) từ Quỹ responsaAbility, CME Solar đạt thành công trong việc duy trì cam kết với các nhà đầu tư của mình. Điển hình là dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Foxconn (công suất 31,5 MWp) tại Bắc Giang và Bắc Ninh.

Đây là một trong những dự án tiêu biểu, ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật hàng đầu như việc triển khai tấm PV N-type trên toàn hệ thống, đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe, an toàn và môi trường HSE. Dự án có chất lượng cao, tiến độ nhanh triển khai và hoàn thiện trong ba tháng, đảm bảo môi trường xây dựng an toàn.

“Thành công của dự án Foxconn, cùng nhiều dự án khác trên khắp Việt Nam là minh chứng cho sự tin tưởng và hài lòng mà Quỹ responsAbility dành cho chúng tôi”, đại diện CME Solar chia sẻ.

Đại diện Quỹ responsAbility (Thụy Sĩ) và CME Solar tại lễ ký tài trợ vốn vay trực tuyến. Ảnh: CME Solar.

Khoản hỗ trợ vốn vay trong năm 2023 này giúp CME Solar tiếp tục triển khai một loạt dự án. Trọng tâm là tăng cường đầu tư năng lượng mặt trời thương mại và công nghiệp (C&I) trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam bao gồm: sản xuất, điện tử, thực phẩm, đồ uống và dệt may. Các nguồn tài chính này làm phong phú thêm danh mục dự án của CME Solar tại Việt Nam, mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp Đông Nam Á. Việc mở rộng này có định hướng bởi một lộ trình được xác định rõ ràng và các kế hoạch chiến lược đầu tư đúng đắn, đáp ứng mong đợi của nhà đầu tư.

Ông Chung Diệu Tuấn – Giám đốc điều hành CME Solar đánh giá cao về triển vọng thị trường, nhấn mạnh nhu cầu lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà ngày càng tăng trong các lĩnh vực sản xuất FDI, nhất là trong lĩnh vực điện tử – bán dẫn, dệt may và tiêu dùng đa quốc gia toàn cầu.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, CME Solar tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của ngành năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam trong thập kỷ tới.

“Với đội ngũ chuyên viên lành nghề, thương hiệu luôn đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn mà responsAbility yêu cầu và hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra”, ông Tuấn nói.

Một dự án điện mặt trời do Công ty CME Solar triển khai lắp đặt tại Công ty Hồng Hải Foxconn- Bắc Giang. Ảnh: CME Solar.

Bằng nguồn vốn vay dài hạn mới từ esponsAbility, mục tiêu của CMES là lắp đặt 50 MWp điện mặt trời, góp phần giảm thải 51.200 tấn CO2 mỗi năm. Với sản lượng điện được tạo ra, khách hàng có thể đạt được khoảng 70.000 giấy chứng nhận tái tạo REC. Đây là định hướng để đạt được mục tiêu trung hòa CO2 của Chính phủ và Liên hợp quốc cam kết hướng tới một tương lai bền vững và thân thiện môi trường hơn.

Đại diện responsAbility cho biết khoản đầu tư 20 triệu USD vào CME Solar là minh chứng cho cam kết hợp tác phát triển năng lượng bền vững. Dựa trên thành công của giai đoạn đầu tiên, responsAbility tin rằng quan hệ đối tác mạnh mẽ có thể giảm bớt các rào cản đối với tài chính xanh.

CME Solar là thành viên của CME Group. Sau 4 năm thành lập, đơn vị được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh tại thị trường Việt Nam, tập trung đầu tư và phát triển các giải pháp năng lượng mặt trời áp mái cho lĩnh vực thương mại và công nghiệp (C&I).

CME Solar lắp đặt công suất lên tới 100 MWp vào giữa năm 2023 và đặt mục tiêu tăng thêm 150 MWp vào năm 2024. Cùng các hoạt động của mình, đơn vị luôn tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội (E&S), đảm bảo sự cân bằng hài hòa giữa phúc lợi xã hội, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

(Nguồn: CME Solar)

Bài viết mới