Thứ Sáu, 11/10/2024, 21:09

Chuyên gia ngành y nói gì về chấn thương của Hùng Dũng?

Xem thêm

“Nếu tiến triển liền xương tốt và có phương án tập phục hồi chức năng phù hợp thì việc trở lại thi đấu đỉnh cao là hoàn toàn có thể” – chuyên gia ngành y nhận định.

Ảnh: Đặng Phương Nam.

Ảnh: Đặng Phương Nam.

Ở phút 33 của trận đấu giữa CLB TP HCM và Hà Nội FC, tiền vệ Ngô Hoàng Thịnh đã có pha song phi làm gãy chân tiền vệ Đỗ Hùng Dũng. Chấn thương được xác định rất nặng, khi chân của tiền vệ trụ cột đội tuyển Việt Nam bị gãy nơi xương chày và xương mác

Theo HLV Chu Đình Nghiêm, kết quả khám chữa ở bệnh viện Trưng Vương cho thấy Hùng Dũng bị gãy xương chày và xương mác. Đó là tình huống quá nguy hiểm, cầu thủ sẽ phải nghỉ thi đấu dài hạn.

Bóng đá là đối kháng, biết rằng phải mạnh mẽ và quyết liệt nhưng xin đừng vào bóng triệt hạ ác ý. Hãy cố gắng giữ cho đôi chân của đồng nghiệp, bởi đó là cần câu cơm của nhau.

Thông tin mới nhất về chấn thương của Hùng Dũng cho biết, tiền vệ CLB Hà Nội đã bị gãy 1/3 xương cẳng chân phải sau cú vào bóng thô bạo của Ngô Hoàng Thịnh. Kết quả chụp X-quang đã chỉ ra là cả phần xương chày (xương chính) và xương mác (xương phụ) đều bị gãy bởi tác động của ngoại lực.

Trong sáng nay 24/3, Hùng Dũng đã lên bàn mổ để xử lý chấn thương và ca mổ đã được thông báo là thành công tốt đẹp.

Liên quan đến chấn thương của Hùng Dũng, GS.BS.TS Trần Trung Dũng -Trưởng Phân môn Chấn thương Chỉnh hình Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ trên Báo Sức khỏe và đời sống cho biết, quá trình liền xương không phải là quá trình đơn giản và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Khi xảy ra gãy xương thì ngay lập tức các thay đổi của xương và phần mềm xung quanh xuất hiện. Các cục máu đông làm tắc các mạch máu nhỏ xung quanh, các cấu trúc mạch máu của tủy xương bị thay đổi và cấu trúc lại.

Trong vòng 24h, các tế bào tủy xương chuyển dạng thành các tế bào đa hình thái và có xu hướng biến đổi thành các tạo cốt bào (là các tế bào tham gia trực tiếp vào quá trình liền xương).

Tại vị trí gãy xương, sẽ xuất hiện 2 quá trình hay hiện tượng liền xương, đó là liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.

Đối với mọi kiểu gãy xương, dù mổ hay không mổ thì đều xuất hiện cả hai kiểu liền xương, tuy nhiên tùy theo trường hợp mà ưu thế kiểu liền xương này hay kiểu kia.

Nếu là kết hợp xương thì sẽ ưu thế kiểu liền xương nguyên phát, còn điều trị bảo tồn hay các kỹ thuật ít xâm lấn thì sẽ ưu thế kiểu liền xương thứ phát. Sự liền xương thứ phát hay liền xương gián tiếp có thể coi là sự liền xương sinh lý hơn.

Việc phục hồi khi gãy xương chân cần phải có thời gian nhất định để cho việc liền xương cũng như tập vận động để cho bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường cũng như tham gia các hoạt động thể thao.

Theo bác sĩ Dũng, thời gian bao lâu, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể chứ không phải không có hy vọng và điều này hoàn toàn có thể khi tiến bộ y học ngày càng phát triển. 

Và điều vô cùng quan trọng, nếu tiến triển liền xương tốt và có phương án tập phục hồi chức năng phù hợp thì việc trở lại thi đấu đỉnh cao là hoàn toàn có thể.

Phân tích về chấn thương của Hùng Dũng, bác sĩ Dương Tiến Cần của bệnh viện Y học Thể thao Việt Nam cho biết trên báo Lao động, gãy xương chày và xương mác, nói cách khác là bị gãy ống đồng. Nếu Hùng Dũng chỉ bị tổn thương xương mác thì không nghiêm trọng. Tuy nhiên, gãy cả xương chày thì lại là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.

Với thể trạng và điều kiện chăm sóc ở nước ngoài thì Hùng Dũng cần 8-9 tháng là có thể vào sân thi đấu. Tuy nhiên, tôi nghĩ Dũng cần tối thiểu 6 tháng để bình phục chấn thương và mất thêm 6 tháng nữa mới có thể tập luyện trở lại. Cậu ấy cần ít nhất một năm để đảm bảo an toàn.

Theo kinh nghiệm nhiều năm của mình, bác sĩ nhận định, Hùng Dũng cần một nghị lực rất lớn để quên đi ám ảnh chấn thương để trở lại sân cỏ. Phải xác định rõ rằng mình còn khát khao chơi bóng, cống hiến cho thể thao.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại – Phạm Hiền

Link gốc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết mới