Thứ Ba, 30/04/2024, 12:44

Chiến lược cạnh tranh thu hút nhân sự, ‘giữ chân người tài’ cho ngân hàng số

Xem thêm

Hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trước những thay đổi của các mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập của ngành Ngân hàng. Bên cạnh tuyển dụng, các ngân hàng số còn đầu tư dài hạn vào đào tạo, phát triển nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các chính sách phúc lợi để “giữ chân nhân tài”. 

Năm 2021 – Các ngân hàng số vào cuộc và tăng tốc

Năm Covid 2020 bên cạnh doanh thu và hoạt động kinh doanh giảm sút, nhiều công ty phải đối mặt với những quyết định nhân sự khó khăn, bao gồm cả việc sa thải hoặc cắt giảm lương.

Theo kết quả khảo sát vừa cập nhật từ Công ty Adecco Việt Nam – nhà cung cấp các giải pháp nhân sự thì 30% doanh nghiệp giảm số lượng nhân viên từ 1-20% và 16% doanh nghiệp thậm chí phải cắt giảm 21-40% số lượng nhân viên hiện tại, trong đó 3 khu vực là dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông, lâm nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 được xem là yếu tố thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số ngành ngân hàng sớm thêm từ 3 đến 5 năm, đặt các hệ thống ngân hàng trước yêu cầu bắt buộc phải chuyển đổi số để tồn tại và phát triển.

Song song với xu hướng số hóa mạnh mẽ đó, dịch Covid-19 đã tạo bước nhảy vọt trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. 

Tại khu vực châu Á, ngân hàng kỹ thuật số được đánh giá có nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Giữa nhu cầu tăng cao về các giải pháp thay thế bằng trực tuyến và di động, ngân hàng kỹ thuật số mới đang làm rung chuyển thị trường và có tác động tích cực tới sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm ngành tài chính, ngân hàng cho các cá nhân và công ty.

Điểm cộng của ngân hàng kỹ thuật số so với các ngân hàng truyền thống chính là tạo ra doanh thu cao hơn với chi phí vận hành thấp hơn, tốc độ mở rộng thị trường nhanh hơn, cho phép tiếp cận hệ sinh thái của các doanh nghiệp và khách hàng, mang lại lợi ích theo cấp số nhân về kiến thức và dữ liệu.

Tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng hay công ty tài chính vẫn có kết quả kinh doanh khả quan, thậm chí 1 số ngành liên quan tới công nghệ như thương mại điện tử hay ngân hàng kỹ thuật số còn tìm được cơ hội phát triển ngay trong mùa dịch.

Số liệu từ Vụ Thanh toán thuộc NHNN cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có 200 triệu giao dịch thanh toán qua Internet với giá trị khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, tăng 36% (so với cùng kỳ năm 2019).

Doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh nhờ nguồn nhân lực “chất lượng”

Tuy vậy, chuyển đổi số mang tới thách thức về nhân sự cho ngành ngân hàng, bên cạnh những lợi ích về hiệu quả vận hành, kinh doanh. Muốn chuyển đổi số hiệu quả thì phải có nhân sự hiểu cả công nghệ và nghiệp vụ kinh doanh. Vì vậy giữa các ngân hàng diễn ra cuộc cạnh tranh nhân sự rất quyết liệt.

Thậm chí, sự cạnh tranh nhân sự chuyển đổi số không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng, mà còn giữa ngân hàng với các công ty fintech – những đơn vị chấp nhận trả rất nhiều tiền để thu hút nhân sự chất lượng.

Trong điều kiện Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực được xem là quan trọng mang lại đột phá giúp các doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên những thách thức lớn và hiện hữu của ngành Ngân hàng trước CMCN 4.0 nói chung và ngành ngân hàng số nói riêng chính là khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng hay công ty tài chính vẫn có kết quả kinh doanh khả quan, thậm chí 1 số ngành liên quan tới công nghệ như thương mại điện tử hay ngân hàng kỹ thuật số còn tìm được cơ hội phát triển ngay trong mùa dịch.

Ông Bùi Hải An – Giám đốc vận hành Timo, một trong những ngân hàng số tiên phong tại thị trường Việt Nam nhận xét: “Ngân hàng số là lĩnh vực còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam, nguồn nhân lực chủ yếu được tuyển dụng từ các ngân hàng truyền thống với chuyên môn tài chính ngân hàng, hoặc từ các công ty công nghệ.

Để tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tài chính, Timo sẽ xây dựng đội ngũ ‘customer experience – Nhân viên chăm sóc và phát triển trải nghiệm khách hàng’, được tuyển từ ngành tài chính ngân hàng, hoặc từ các ngành dịch vụ bảo hiểm, du lịch, khách sạn, nhà hàng, du lịch… để giúp tăng trải nghiệm khách hàng cũng như mang lại “khái niệm mới” cho dịch vụ tài chính – ngân hàng tại Việt Nam.

Chúng tôi cũng quan tâm phát triển nhân lực nhân lực mảng Big Data (dữ liệu lớn), Machine Learning (máy học), AI (trí tuệ nhân tạo) để tận dụng được nguồn dữ liệu, kiến thức từ đó tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng.”

Nhân lực mảng Big Data (dữ liệu lớn), Machine Learning (máy học), AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ giúp ngân hàng số tận dụng được nguồn dữ liệu, kiến thức từ đó tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất cho khách hàng. Ảnh: Internet.

“Bên cạnh tuyển dụng, Timo còn đầu tư dài hạn vào đào tạo, phát triển nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và các chính sách phúc lợi để giữ chân nhân tài. Một trong những bước đột phá mà chúng tôi sẽ sớm triển khai chính là đưa ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhân sự và chính sách phúc lợi, gia tăng tính linh hoạt trong việc tổ chức các chương trình khen thưởng và ghi nhận, từ đó gắn kết nhân viên, tạo môi trường làm việc cởi mở, cầu thị, từ đó tạo ra tinh thần làm việc thoải mái và giúp nhân viên và công ty đạt được hiệu quả, năng suất tốt hơn” – Giám đốc vận hành Timo chia sẻ.

Lương đã không còn là mối quan tâm hàng đầu

Bà Ngô Thúy Hân – Co-Founder & CEO BravoHR – công ty cung cấp ứng dụng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa vả nhỏ trong việc quản lý nhân sự và gắn kết, tưởng thưởng nhân viên cho biết: “Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thử thách đối với hầu hết các doanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp còn non trẻ như BravoHR. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có thêm khách hàng doanh nghiệp lớn đến từ các ngành nghề đa dạng như tài chính/ngân hàng, sản xuất, bán lẻ, tiêu dùng, nhà hàng….

Theo khảo sát của Anphabe về khái niệm đánh giá nơi làm việc tốt nhất, lương đã không còn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Bên cạnh đó, yếu tố gắn bó của một nhân sự đối với doanh nghiệp bao gồm: Đặc điểm công việc, Tiền lương và sự công bằng, Cơ hội đào tạo và phát triển, Sự trao quyền, Thương hiệu tổ chức, Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp, Sự khen thưởng và công nhận thành tích.

Chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi quyết định sự thành công và phát triển bền vững trước những thay đổi của các mạng công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập của ngành Ngân hàng nước ta.

Tín hiệu đáng mừng là lãnh đạo các doanh nghiệp đã đánh giá đúng tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa công ty cũng như có kế hoạch phát triển nhân lực dài hạn và đưa ra những chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân người tài thay vì chỉ tập trung vào khâu tuyển dụng đầu vào như hiện nay.”

Kiên Nguyễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của C.A.M Media.

Bài viết mới