Thứ Sáu, 29/03/2024, 9:32

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam bảo đảm thúc đẩy bảo vệ sở hữu trí tuệ

Xem thêm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Việt Nam bảo đảm thúc đẩy bảo vệ sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội cũng như thách thức trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do.

Chiều 5/10, phát biểu tại buổi tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh mong muốn: Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN cũng như các doanh nghiệp thành viên quan tâm hơn nữa về thị trường ASEAN vốn đang có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị, các doanh nghiệp chủ động, tích cực nắm bắt cơ hội cũng như thách thức trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do.

Theo Phó Thủ tướng, tổng kim ngạch hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN năm 2019 đạt 57 tỷ USD, tăng gấp 10 lần so với 25 năm trước đây và chiếm tỷ trọng 11% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

pham binh minh

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việt Nam bảo đảm thúc đẩy bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Việt Nam còn là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu từ các nước ASEAN trong suốt 25 năm qua. Tính đến cuối tháng 7/2020, vốn FDI của các nhà đầu tư ASEAN vào Việt Nam đạt gần 82 tỷ USD, chiếm 21,6% tống vốn đăng ký vào Việt Nam.

Đặc biệt, quy mô bình quân một dự án của các nước ASEAN là 19,9 triệu USD, cao hơn mức trung bình của các dự án FDI vào Việt Nam.

Về vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, ông Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ bảo đảm thúc đẩy bảo vệ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đang thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do; đã ban hành Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Phó thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo vệ.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đăng ký sở hữu trí tuệ để được bảo vệ vì thực tế đã có sản phẩm nước mắm của Việt Nam bị mất thương hiệu.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng cũng khẳng định trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sụt giảm chưa từng có trong lịch sử gần đây, việc nước ta kiểm soát được dịch COVID-19 và đạt mức tăng trưởng dương (2,12% trong 9 tháng đầu năm) là tín hiệu đáng mừng, nhờ quyết tâm cao, sự chỉ đạo điều hành linh hoạt của Chính phủ và sự nỗ lực, đồng hành của cộng đồng DN.

Bệnh cạnh phương châm “chống dịch như chống giặc” nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh COVID-19, Chính phủ thấu hiểu và nhanh chóng ban hành hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua khủng hoảng…, bước đầu đã đạt được kết quả khả quan.

Theo Tạp chí SHTT và Sáng tạo – Mai Anh

Link gốc

 

 

Bài viết mới