Thứ Năm, 18/04/2024, 21:30

Dấu ấn đổi mới sáng tạo của Qualcomm tại Việt Nam

Xem thêm

Qualcomm tham gia hỗ trợ startup về vốn, kinh nghiệm phát triển sản phẩm, tiếp cận tập khách hàng… giải quyết nhiều vấn đề của đời sống, xã hội.

Tại TechFest quốc gia 2022, Bộ Khoa học Công nghệ đã ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng, có ý nghĩa của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Việt Nam.

Một trong số đó là việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế tham gia các hoạt động trong hệ sinh thái, hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo non trẻ, tạo thêm nguồn lực quan trọng cho hệ sinh thái.

Những bước chân tiên phong

Với sự kết nối của Bộ Khoa học Công nghệ, các tập đoàn lớn tạo ra các sân chơi khác nhau để chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng, tập khách hàng… hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Qualcomm là một trong số đó.

Tập đoàn này không chỉ tôn vinh văn hóa đổi mới sáng tạo bên trong mà còn lan tỏa tới các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua cuộc thi Thử tách đổi mới sáng tạo.

Từ năm 2019 – tức 4 năm sau khi TechFest đầu tiên được tổ chức, Qualcomm cân nhắc đến việc việc chọn Việt Nam là quốc gia thứ ba cho thử thách này.

Qualcomm sớm nhận thấy các thành phần trong hệ sinh thái vốn có ở Việt Nam chưa gắn kết thực sự và cần có sự dẫn dắt. Họ chọn kích hoạt hệ sinh thái công nghệ trọng điểm cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bằng cách hợp tác và mở rộng mối quan hệ với các đối tác chiến lược, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup và các trường đại học trong mảng công nghệ di động và kết nối cùng nhiều lĩnh vực trọng điểm khác theo định hướng của Chính phủ.

Với những công nghệ lõi đang nắm giữ, Qualcomm hỗ trợ các sáng kiến, trực tiếp đào tạo, hỗ trợ các startup sử dụng các công nghệ để phát triển sản phẩm dịch vụ của mình.

Đại diện top 3 QVIC 2022 chia sẻ về mô hình startup của mình. Ảnh: Qualcomm

Đại diện top 3 QVIC 2022 chia sẻ về mô hình startup của mình. Ảnh: Qualcomm.

Sau hai lần đến Việt Nam khảo sát thực tế và tìm hiểu về hệ sinh thái khởi nghiệp, Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó chủ tịch kỹ thuật của Qualcomm thấy rằng, đơn cần làm điều khác biệt tại một thị trường sôi động như Việt Nam.

Theo đó, Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam (QVIC) xác định hướng tới thay đổi nhận thức, tư vấn về kỹ thuật, cung cấp khóa đào tạo kiến thức kinh doanh, tài chính, vận hành doanh nghiệp, cung cấp một khoản hỗ trợ đáng kể cho những người chiến thắng, đảm bảo rằng startup có đủ “vốn hạt giống ” để phát triển công ty.

Đặc biệt, QVIC tập trung nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp về sở hữu trí tuệ và tài trợ để họ nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều đó tăng khả năng cạnh tranh trong thế giới phẳng của công nghệ cho startup.

Thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

QVIC là chương trình mới nhất so với hai chương trình tương tự của Qualcomm ở các khu vực khác, được đầu tư và thiết kế bài bản, nên thành tích của các công ty khởi nghiệp Việt Nam đạt được khá vượt trội.

Sau hai mùa QVIC, 19 công ty khởi nghiệp do Qualcomm ươm tạo đã có 52 đăng ký sáng chế và nhãn hiệu được nộp lên cơ quan sở hữu trí tuệ, huy động được 20 triệu USD vốn đầu tư, với hơn 25 sản phẩm được thương mại hoá và giành nhiều giải thưởng khởi nghiệp trong và ngoài nước.

Phát triển và sản xuất thiết bị phần cứng vốn không phải thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là công nghệ liên quan đến chipset. Tuy nhiên, đó là thế mạnh của Qualcomm khi có thể hỗ trợ của startup Việt Nam ứng dụng công nghệ mới nhất trên thế giới.

Điển hình như Mismart – startup phát triển thiết bị máy bay nông nghiệp không người lái – đã xây dựng được hệ thống mới với nhiều tính năng nổi trội cho drone nhờ sự hỗ trợ của hai dòng chip Snapdragon 625 và 825.

MiSmart đã xây hệ thống mới cho AI của drone hay tích hợp nền tảng VOXL Flight Deck của Qualcomm cho thiết bị tay cầm điều khiển giúp drone có ổn định hơn.

Ông Phạm Thanh Toàn – nhà sáng lập của MiSmart thừa nhận, thành công lớn nhất đối với nhóm khi tham gia cuộc thi không chỉ là chức vô địch mà là có cơ hội được tiếp cận và hỗ trợ ứng dụng các công nghệ của Qualcomm.

Hay như VPTech’s RAY – startup sản xuất thiết bị DAC/Amplifier (Digital Analog Converter) nhằm cung cấp chất lượng âm thanh tinh tế cho hệ thống loa, tai nghe.

Trước đó, VPTechs RAY sử dụng hai con chip xử lý và hệ thống analog do thiết kế bởi kỹ sư Việt Nam, Tham gia QVIC, VPTech’s RAY có cơ hội sử dụng dòng chipset bluetooth mới nhất QCC5171 giúp sản phẩm của startup có thể truyền tải những bản nhạc với độ chân thực cao, đầy đủ các sắc thái tới người nghe, ngang chất lượng của CD.

Tiến sĩ Trần Mỹ An - Phó chủ tịch kỹ thuật của Qualcomm. Ảnh: Qualcomm

Tiến sĩ Trần Mỹ An – Phó chủ tịch kỹ thuật của Qualcomm. Ảnh: Qualcomm.

“Chúng tôi tin rằng QVIC sẽ chắp cánh cho những bước chuyển mình của Việt Nam dựa trên những đổi mới đến từ doanh nghiệp vừa và nhỏ của đất nước. Các công ty khởi nghiệp là minh chứng cho tinh thần kiên cường, sự quyết tâm, và cam kết đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp Việt Nam”, Tiến sĩ Trần Mỹ An nói.

Trong mùa thứ 3, QVIC tiếp tục khuyến khích các công ty khởi nghiệp tận dụng nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới của Qualcomm để nâng tầm các sản phẩm thuộc lĩnh vực trọng điểm như công nghệ 5G, IoT, Machine Learning, thành phố thông minh và thiết bị đeo, đa phương tiện sử dụng nền tảng và công nghệ di động Qualcomm.

Đây là những lĩnh vực phù hợp cho sự phát triển của Việt Nam và theo sát định hướng của chính phủ cho mục tiêu chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tìm hiểu và đăng ký tham gia QVIC 2023 tại đây.

(Nguồn: Qualcomm)

 

 

 

Bài viết mới